Đồ Án Lập Hồ Sơ Dự Thầu Xây Lắp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1- Tổng quan sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước .

    Nước ta suốt một thời kì dài nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, tất cả hoạt động dưới sự lãnh đạo tập trung của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, không có chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với các nứoc khác; hầu như không có sự cạnh tranh, năng động, sản xuất được thực hiện và hoàn thành theo chỉ tiêu bàn giao, không chú trọng đến chất lượng và nhu cầu của xã hội . chính vì vậy nền kinh tế cũng như kỹ thuật công nghệ chậm phát triển. Trong giai đoạn này, ngành xây dựng cũng không nằm ngoài cơ chế đó, hình thức chỉ định thầu được áp dụng thống nhất rong cả nước, triệt tiêu hiệu quả cạnh tranh nân cao chất lượng, với hình thức này có rất nhiều sự việc tiêu cục mà cho đến nay chúng ta vẫn đang phải tìm cách khắc` phục.
    Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, chúng ta đã tiến hành đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Kinh tế thị trường dưới sự điều tiết đúng đắn của nhà nước đang phát huy thế mạnh của nó đẩy mạnh tốc độ phát triển của nền kinh tế việt Nam trong thời kì mới. Kết thúc năm 2007 tổng sản lựơng trong nứơc GDP tăng 8.44% so với năm 1997, đứng thứ 3 châu Á ( sau trung Quốc 11,3% và An Độ khoảng gần 9%) cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng của năm trước đó năm 2006 là 8,17% so với năm 1997. Cũng trong năm này Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO. Dấu hiệu tốt lành này đã chấm dứt xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của những năm trứơc đó và mở ra triển vọng mới của sự phục hồi và phát triển của những năm tới. Nền kinh tế được hồi phục cùng với nó là môi trường đầu tư mới được cải thiện khuyến khích sự đầu tư của các đối tượng, nhiều dự án mới được thực hiện, thị trường đầu tư được mở rộng, tạo điều kiện cho sự phát triển của Xây Dựng và Công Nghệ xây dựng, hình thức đấu thầu bắt đầu được phát triển rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng với mức độ ngày càng cao. Để thực hiện cạnh tranh công bằng giũa các thành phần kinh tế, các văn bản pháp quy đã từng bước được thực hiện và ngày càng chặt chẽ đảm bảo tính công bằng khách quan trong đấu thầu, qua đó đấu thầu trở thành một yếu tố không thể thiếu quyêt định hiệu quả kinh tế của dự án. Thông qua đấu thầu chất lượng công trình đã được nâng cao, nhờ đấu thầu đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, năng lực nhà thầu và chất lượng công tác đấu thầu nói chung được nâng lên đáng kể.
    Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn chưa thoát khỏi thời kì khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa thật vững chắc, tình hình giá cả trong nước không ngừng biến động theo hướng bất lợi cho đầu tư, các điểm yếu của nền kinh tế tồn tại nhiều năm nay như : kết cấu hạ tầng giao thông thủy điện ngày càng yếu hơn sau thiên tai nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao . Bên cạnh đó môi trừơng luật pháp đã đựơc thay đổi nhưng vẫn chưa thống nhất. thị trường đầu tư đã dược cải thiện nhưng chưa thực sự trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Công tác đấu thầu vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cả về phương diện luật pháp lẫn phương diện áp dụng luật pháp : việc đánh giá HSDT theo phương thức chấm điểm và cách xác định điểm cho các yếu tố còn tùy tiện thiếu khách quan, việc vận dụng xét thầu chưa có sự thống nhất chất lượng chuyên gia trong mọi khâu của đấu thầu chưa cao và không đồng đều.
    Mục tiêu của công tác đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng, minh bạch và văn minh trong quá trình đấu thầu nhằm laự chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu của kinh tế của dự án. Như vậy đấu thầu chỉ có thể tòn tại, thực hiện đựoc trong môi trường cạnh tranh công bằng, cạnh tranh là động cơ của sự phát triển, rất nhiều nứoc phát triển trên thế giới đã có luật về chống độc quyền để đảm bảo sự cân bằng, sự phát triển của nền kinh tế mà cạnh tranh lành mạnh mang lại.
    2- Sự chuyển biến về phương thức giao nhận thầu xây lắp sang đấu thầu là chủ yếu :
    Sự chuyển biến về phương thức giao nhận thầu xây lắp sang đấu thầu là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm đáp ứng cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước . Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp không coi trọng nhân tố thị trường , các khuyến khích vật chất và phương pháp kinh tế không được coi trọng , tính cạnh tranh chưa có , Nhà Nước đóng vai trò chủ đạo mang tính trực tiếp và tính pháp lệnh cao .
    Khi chuyển sang cơ chế thị trường thì coi trọng cơ chế thị trường , nâng cao vai trò chủ động của doanh nghiệp , mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt , Nhà nước chỉ quản lý chủ yếu bằng các định hướng , pháp lệnh và các chính sách kinh tế , nên phương thức giao nhận thầu được chuyển sang đấu thầu .

    3- Mục đích , vai trò của đấu thầu xây lắp :
    Là thực hiện tính cạnh tranh , công bằng , minh bạch trong quá trình đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu phù hợp bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án và chất lượng công trình .

    3.1- Đối với Chủ đầu tư :
    - Thông qua đấu thầu giúp cho họ lựa chọn được nhà thầu tốt nhất , có đủ năng lực về tài chính , kinh nghiệm , giá cả hợp lý có thể đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư và tránh được tình trạng độc quyền của nhà thầu .
    - Kích thích sự cạnh tranh giữa các nhà thầu , thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển trong các lĩnh vực xây dựng làm tăng năng suất , giảm chi phí .

    3.2- Đối với nhà thầu :
    - Đảm bảo tính công bằng trong các thành phần kinh tế .
    - Do tính chất cạnh tranh sẽ thúc đẩy các nhà thầu phải nổ lực tìm các biện pháp công nghệ tốt hơn để giảm chi phí sản xuất ( giảm giá dự thầu ) để thắng thầu .
    - Nâng cao trách nhiệm hơn đối với các công việc đã thắng thầu nhằm giữ uy tín đối với khách hàng và khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường .
    3.3- Đối với xã hội :
    - Kích thích khoa học – kỹ thuật phát triển đồng thời thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển .
    - Thông qua đấu thầu đã tạo ra sự tiết kiệm được nguồn vốn lớn trong xây dựng cơ bản , và phát huy tốt được nguồn vốn đầu tư .
    - Ngày càng có nhiều công trình kiến trúc hiện đại mọc lên , tạo vị thế đất nước trên trường quốc tế và niềm tin trong quá trình hội nhập quốc tế đối với các nhà đầu tư .

    Lời Cảm Ơn


    Đồ án tốt nghiệp này là bản báo cáo kết quả học tập của em sau quá trình học tập tại khoa kinh tế – trường Cao Đẳng Xây Dựng Số 2.
    Để có được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường nói chung và các thầy, cô giáo trong khoa kinh tế nói riêng. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Dương Công Đức đã tận tình hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành đò án này.
    Đồ án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được học tập tại trường và học hỏi thêm thực tế. Sau tám tuần em đã cố gắn hoàn thành đồ án, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo để em cố thể rút ra những kinh nghiệm, nâng cao và hoàn thiện hơn nữa về kiến thức của mình.
    Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo !.

    TP. HỒ CHÍ MINH, Ngày 24 tháng 07 năm 2008




    Sinh viên: Dương Thị Thùy Trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...