Đồ Án Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp thi công kết cấu phần ngầm công trình Tòa nhà văn phòng và trụ sở

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 14/2/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trong đó ngành công nghiệp xây dựng đóng vai trò quan trọng, là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Xây dựng có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với nhiệm vụ trực tiếp tạo ra những tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng là quá trình sản xuất mà sản phẩm của nó có nét đặc thù riêng không giống các ngành kinh tế khác. Trong quá trình sản xuất sử dụng một lượng lớn nguồn lực. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế, tốc độ đầu tư nói chung và đầu tư cho ngành xây dựng nói riêng cũng ngày càng tăng nhanh và lớn mạnh không ngừng. Theo đó, sự cạnh tranh trong xây dựng ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp xây dựng muốn phát triển trong cơ chế thị trường bắt buộc phải tuân theo quy luật thị trường, một trong những quy luật cơ bản là cạnh tranh từ đó nảy sinh ra một phương thức phù hợp với các quy luật kinh tế là đấu thầu. Mục đích của công tác đấu thầu là đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế dự án. Với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi có thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra thì vấn đề đấu thầu chẳng những được Nhà nước, các chủ đầu tư, các nhà thầu mà ngay cả người dân cũng hết sức quan tâm và trở thành một công cụ quản lý chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước. Mục đích, ý nghĩa của đấu thầu xây dựng: - Đối với toàn bộ nền kinh tế: + Đấu thầu đem lại tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp; + Đấu thầu đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án. - Đối với người mua – chủ đầu tư: + Lựa chọn được nhà thầu có năng lực, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về kinh nghiệm, kĩ thuật, tiến độ và giá cả hợp lý; + Chống tình trạng độc quyền của nhà thầu; + Kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu; + Thúc đẩy khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất phát triển. - Đối với người sản xuất – nhà thầu: + Đảm bảo công bằng: do cạnh tranh mỗi nhà thầu phải cố gắng tìm tòi kỹ thuật công nghệ, biện pháp kinh doanh tốt nhất để có thể thắng thầu; + Nhà thầu có trách nhiệm cao đối với công việc đấu thầu để giữ uy tín với khách hàng.
    Do tầm quan trọng của công tác đấu thầu trong các ngành kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng, là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Xây dựng khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, việc hiểu rõ về các quy chế về đầu tư xây dựng, về cách thức, quy trình
    SVTH: Nguyễn Lương Thuận – MS: 81855 – Lớp: 55KT1 5
    đấu thầu và nội dung của một hồ sơ dự thầu là vô cùng quan trọng, do đó em đã chọn đề tài tốt nghiệp là Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp để thực hiện đồ án tốt nghiệp của bản thân. Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp được giao: “Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp thi công kết cấu phần ngầm công trình Tòa nhà văn phòng và trụ sở Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật”. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán: - Mở đầu. - Tính toán lập Hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng: + Chương I: Nghiên cứu Hồ sơ mời thầu, môi trường đấu thầu và gói thầu; + Chương II: Biện pháp công nghệ, kỹ thuật và tổ chức thi công gói thầu; + Chương III: Tính toán lập giá dự thầu và thể hiện giá dự thầu; + Chương IV: Lập Hồ sơ Hành chính - Pháp lý. - Kết luận, kiến nghị.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1: NGHIÊU CỨU HỒ SƠ MỜI THẦU, MÔI TRƯỜNG ĐẤU THẦU VÀ GÓI THẦU . 6
    1.1. Giới thiệu tóm tắt gói thầu: 6
    1.2. Giới thiệu nhà thầu: 6
    1.3. Nghiên cứu hồ sơ mời thầu: . 6
    1.4. Phân tích môi trường đấu thầu và các điều kiện cụ thể của gói thầu: 8
    1.4.1. Môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội: . 8
    1.4.2. Môi trường xã hội: . 9
    CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU . 12
    2.1. Lựa chọn công nghệ kỹ thuật và hướng thi công tổng quát: 12
    2.2. Lập và lựa chọn biện pháp công nghệ kỹ thuật chủ yếu: . 12
    2.2.1. Bảng tính chi phí ca máy, chi phí nhân công của nhà thầu: 12
    2.2.2. Tổ chức thi công tường vây . 13
    2.2.2.1. Tổ chức thi công tường dẫn: . 13
    2.2.2.2. Tổ chức thi công tường vây 19
    2.2.2.3 Tổ chức thi công dầm bo đỉnh tường vây 27
    2.2.3. Tổ chức thi công cọc khoan nhồi 30
    2.2.4. Tổ chức thi công phần ngầm . 39
    2.2.4.1. Thi công theo công nghệ Top-Down (PHƯƠNG ÁN 1) 39
    2.2.4.2. Tổ chức thi công theo công nghệ Semi topdown (PHƯƠNG ÁN 2) . 69
    2.2.4.3. So sánh lựa chọn phương án thi công: 95
    2.2.4.4. Tổ chức thi công các công tác khác: . 95
    2.2.5. Lập và thuyết minh tổng tiến độ thi công gói thầu: . 102
    2.2.5.1. Vai trò của lập tổng tiến độ thi công công trình: 102
    2.2.5.2.Thuyết minh tổng tiến độ thi công công trình 105
    2.2.6. Thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình . 105
    2.2.6.1. Mục đính thiết kế tổng mặt bằng thi công 105
    2.2.6.2. Một số nguyên tắt thiết kế tổng mặt bằng thi công 105
    2.2.6.3. Trình tự các bước thiết kế tổng mặt bằng thi công . 106
    SVTH: Nguyễn Lương Thuận – MS: 81855 – Lớp: 55KT1 2
    2.2.6.4. Tính toán các nhu cầu kho bãi, lán trại, điện nước cần thiết phục vụ thiết kế tổng mặt bằng thi công 106
    2.2.6.5. Thiết kế tổng mặt bằng thi công . 112
    2.2.7. Lập các biện pháp bảo đảm chất lượng . 113
    2.2.7.1. Quản lý vật tư: 113
    2.2.7.2. Quản lý thiết bị: 113
    2.2.7.3. Quản lý thi công: . 113
    2.2.8. Lập các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường 113
    2.2.8.1. An toàn và phòng hộ lao động: . 113
    2.2.8.2. Phòng cháy chữa cháy 115
    2.2.8.3. Vệ sinh môi trường và chống ồn, chống bụi . 115
    CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN LẬP GIÁ DỰ THẦU 116
    3.1. Lựa chọn chiến lược tranh thầu, phương pháp lập giá dự thầu 116
    3.1.1. Lựa chọn chiến lược tranh thầu: 116
    3.1.1.1. Chiến lược giá cao 116
    3.1.1.2. Chiến lược định giá thấp . 116
    3.1.1.3. Chiến lược định giá theo hướng thị trường 116
    3.1.1.4. Chiến lược phân chia mức giá 117
    3.1.2. Phương pháp lập giá dự thầu: 117
    3.2. Kiểm tra giá gói thầu: . 117
    3.2.1. Các căn cứ để xác định giá gói thầu: . 117
    3.2.2. Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo đơn giá: 118
    3.2.3. Bù chênh lệch vật liệu, nhân công, máy thi công theo đơn giá . 120
    3.2.4. Tổng hợp giá gói thầu 121
    3.3. Tính toán giá dự thầu . 121
    3.3.1. Xác định chi phí trực tiếp dự thầu . 122
    3.3.1.1. Chi phí vật liệu dự thầu: . 122
    3.3.1.2. Chi phí nhân công dự thầu: . 123
    3.3.1.3. Chi phí máy dự thầu: 124
    3.3.1.4. Chi phí trực tiếp khác dự thầu: . 128
    3.3.2. Xác định chi phí chung dự thầu: 130
    3.3.2.1. Chi phí quản lý cấp công trường (Chi phí chung cấp công trường) . 130
    3.3.2.2. Chi phí chung cấp doanh nghiệp 135
    3.3.3. Dự trù lợi nhuận dự kiến gói thầu . 136
    SVTH: Nguyễn Lương Thuận – MS: 81855 – Lớp: 55KT1 3
    3.3.4. Thuế giá trị gia tăng: 136
    3.3.5. Xác định chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công . 136
    3.3.6. Giá dự thầu dự kiến . 138
    3.4. So sánh giá gói thầu và giá dự thầu 138
    3.5. Thể hiện giá gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu . 139
    3.5.1. Chiết tính đơn giá dự thầu . 139
    3.5.1.1. Chi phí vật liệu (VL) . 139
    3.5.1.2. Chi phí nhân công (NC) 139
    3.5.1.3. Chi phí máy thi công (M) . 140
    3.5.1.4. Trực tiếp phí khác (TTPK) . 142
    3.5.1.5. Chi phí chung (C) . 142
    3.5.1.6. Lãi dự kiến: . 142
    3.5.2. Thể hiện giá dự thầu 146
    CHƯƠNG IV: LẬP HỒ SƠ HÀNH CHÍNH PHÁP LÝ . 148
    4.1. Phần hồ sơ có sẵn: 148
    4.2. Phần hồ sơ phải lập phù hợp cho gói thầu: 148
    KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: . 148
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...