Luận Văn Lập giá dự thầu cho một gói thầu

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lập giá dự thầu cho một gói thầu
    1.1.2 Tác dụng của đấu thầu
    - Chủ đầu tư và các nhà thầu đều phải tính toán hiệu quả kinh tế cho việc xây dựng công trình trước khi ký kết hợp đồng kinh tế, nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình và thời gian xây dựng.
    - Lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật, trình độ thi công nhằm:
    + Đảm bảo kế hoạch của tiến độ và giá cả hợp lý, kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, vì vậy thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
    + Mang lại lợi ích quan trọng cho nhà thầu, đảm bảo tính công bằng trong lựa chọn nhà thầu.
    1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu.
    1.1.3.1 Trách nhiệm của người có thẩm quyền
    - Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
    - Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu.
    - Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
    - Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.
    - Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
    - Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
    1.1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
    - Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu.
    - Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu.
    - Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của Luật đấu thầu để thay mình làm bên mời thầu.
    - Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu.
    - Phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp sau:
    + Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu.
    + Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
    - Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu.
    - Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu.
    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.
    - Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
    - Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
    - Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
    - Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định.
    1.1.3.3 Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu
    - Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định
    - Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.
    - Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu.
    - Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt.
    - Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư xem xét và ký kết hợp đồng.
    - Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu.
    - Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
    - Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
    - Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
    - Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu.
    1.1.3.4 Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu
    - Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu.
    - Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
    - Bảo lưu ý kiến của mình.
    - Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá.
    - Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
    - Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
    1.1.3.5 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu
    - Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh.
    - Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu.
    - Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
    - Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.
    - Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
    - Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.
    - Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
    1.1.3.6 Quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức thẩm định
    - Hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật đấu thầu và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.
    - Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.
    - Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.
    - Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.
    - Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình.
    - Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


    Luận văn chia làm 3 chương, dài 128 trang
     
Đang tải...