Tiểu Luận Lập dự án triển khai ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất của công ty xi măng Hoàng Mai

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất vay cũng tăng khá cao, mọi thứ giá cả đều biến động . mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao. Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt). Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của ngành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng. Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác. Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì thế Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Hiện nay, giá than đá, thạch cao và clinker những nguyên liệu đầu vào chính dùng cho sản xuất xi măng vẫn tăng đều qua các năm. Mà những nguyên liệu đầu vào này Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn. Ngoài ra giá gas, dầu hiện nay biến động ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng. Ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và kết quả hoạt động của ngành. Ngoài ra do xi măng là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên Chính phủ vẫn nắm quyền kiểm soát giá cả, giá cả bị chặn đầu ra – nhưng giá nguyên liệu đầu vào không ngừng xu thế tăng lên. Tiết kiệm chi phí do giá nguyên vật liệu đầu vào ngày càng đắt đỏ, phấn đấu đủ năng lực cạnh tranh với xi măng nhập khẩu khi không còn được bảo hộ về thuế (chất lượng sản phẩm, giá) là điều được các doanh nghiệp sản xuất xi măng chú ý.
    Mới gia nhập thị trường hơn 15 năm nhưng xi măng Hoàng Mai đã tạo được uy tín cao trên thị trường, được người tiêu dùng và các nhà thầu tín nhiệm. Xi măng Hoàng Mai đang được cung cấp cho các công trình trọng điểm quốc gia như: trung tâm Hội nghị quốc gia, cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), dự án Thủy điện Cửa Đạt (thanh Hóa), dự án thủy điện Bản Vẽ (Nghệ Án), dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất ( Quảng Ngãi), các dự án thủy điện Buôn Kuoop, Sê San (tại miền Trung và Tây Nguyên), được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Trong 15 năm qua, Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai đã không ngừng phát triển, sản xuất ổn định và tăng trưởng liên tục. Nhờ tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, huy động tối đa công suất của thiết bị để đáp ứng nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, công ty đã đáp ứng được nhu cầu xi măng cho thị trường với chất lượng tốt, góp phần bình ổn thị trường xây dựng xi măng. Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá các yếu tố đầu vào đang là vấn đề nan giải mà công ty gặp phải trong thời gian hiện nay. Chính vì các lí do trên, qua thời gian nghiên cứu chúng em chọn đề tài “ Lập dự án triển khai ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất của công ty xi măng Hoàng Mai” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương án sản xuất kinh doanh của công ty, giảm chi phí đầu vào và tối đa hóa lợi nhuận.
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
    1.2. Các mục tiêu nghiên cứu đề tài
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.4. Kết cấu đề tài
    CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT VÀ HÀM CHI PHÍ SẢN XUẤT
    2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
    2.1.1. Hàm sản xuất
    - Khái niệm sản xuất, hàm sản xuất
    - Sản xuất ngắn hạn, sản xuất dài hạn
    - Các dạng hàm sản xuất: AP, MP .
    2.1.2 Hàm chi phí
    - Khái niệm chi phí, hàm chi phí
    - Chi phí ngắn hạn, chi phí dài hạn
    - Các dạng hàm chi phí: Chi phí sản xuất: TC, TFC, TV
    Chi phí bình quân: AVC, AFC, ATC, MC
    2.2. Một số vấn đề về ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất
    2.2.1. Ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn
    - Hàm sản xuất:
    - Sản phẩm bình quân
    - Sản phẩm cận biên, dấu tham số
    2.2.2. Ước lượng hàm chi phí sản xuất
    - Hàm chi phí: TVC, AVC, SMC
    - Dấu tham số
    2.3. Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất, hàm chi phí sản xuất
    2.4. Những nghiên cứu có liên quân đến công ty xi măng Hoàng Mai
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG MAI
    3.1.Phương pháp nghiên cứu
    3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
    3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
    3.2. Giới thiệu về công ty xi măng Hoàng Mai
    3.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển
    - Giới thiệu về lịch sử hình thành của công ty
    - Các sản phẩm, phân phối, khách hàng, .
    3.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây.
    3.3 Những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty
    3.3.1 Môi trường bên trong
    3.3.2 Môi trường bên ngoài
    3.4 Phân tích mô hình ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất của công ty
    3.4.1 Ước lượng hàm sản xuất
    - Thu thập số liệu, xác định các biến, chạy eview, tìm hàm phù hợp.
    - Kiểm tra ý nghĩa thống kê
    - Kiểm tra sự phù hợp
    - Nhận xét
    3.4.2 Ước lượng hàm chi phí sản xuất
    - Thu thập số liệu, xác định các biến, chạy eview, tìm hàm phù hợp.
    - Kiểm tra ý nghĩa thống kê
    - Kiểm tra sự phù hợp
    - Nhận xét
    CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty
    - Điểm mạnh
    - Điểm yếu
    4.2 Dự đoán triển vọng phát triển của công ty xi măng Hoàng Mai
    4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm xi măng của công ty.
    4.4 Một số hạn chế khi nghiên cứu đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...