Luận Văn Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng cam ranh - khánh hòa

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY
    DỰNG
    Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, mỗi chế độ chính trị thì cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong toàn nền kinh tế quốc dân luôn được đánh giá là có tầm quan trọng đặc biệt. Để tạo lập được cơ sở hạ tầng phục vụ tốt mục tiêu đặt ra thì hoạt động Đầu tư xây dựng giữ vai trò quan trọng thể hiện ở các nội dung :
    - Đầu tư xây dựng là hoạt động chủ yếu tạo dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, tài sản cố định phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, các thành phần kinh tế và phát triển xã hội.
    - Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động trực tiếp góp phần làm tăng trưởng kinh tế và đóng góp trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc dân.
    - Hoạt động đầu tư xây dựng chiếm hoặc sử dụng một nguồn lực rất lớn của quốc gia trong đó chủ yếu là vốn, lao động, tài nguyên Do đó, nếu quản lý và sử dụng kém hiệu quả, đầu tư không đúng mục đích sẽ dẫn đến thất thoát vô cùng lớn.
    - Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm dịch vụ xã hội, cải thiện điều kiện lao động, môi trường.
    - Hoạt động đầu tư xây dựng mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng là sản phẩm mang tính tổng hợp, đầy đủ các ý nghĩa bao gồm ý nghĩa về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, xã hội, khía cạnh môi trường, an ninh quốc phòng.
    - Hoạt động đầu tư xây dựng tạo ra cơ cấu kinh tế mới, làm xuất hiện các ngành sản xuất mới.
    - Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần phân công lao động xã hội một cách hợp lý, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
    - Qua đầu tư xây dựng cho phép giải quyết hài hoà các mối quan hệ nảy sinh trong nền kinh tế và trong xã hội như mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển giáo dục, y tế, quốc phòng, phát triển kinh tế giữa trung ương và địa phương, phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa.
    Dự án là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư. Đó là là một tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học có cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kĩ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế- xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được.

    Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình là một tập hợp các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội, có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ, bảo đảm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).
    Dự án đầu tư được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước là căn cứ để trình duyệt cấp có thẩm quyền. Khi đã được phê duyệt thì dự án đầu tư là căn cứ xin cấp giấy phép xây dựng, là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được các yêu cầu kinh tế xã hội, môi trường và tính hiệu quả của dự án, giúp cho nhà đầu tư quyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó. Những chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô trong dự án đã được phê duyệt đóng vai trò làm mốc khống chế cho các giai đoạn tiếp theo và giúp cho chủ đầu tư thực hiện các công việc theo đúng dự kiến.
    Dự án đầu tư còn có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó Nhà nước có thể kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụng vốn Nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phòng.
    Dự án đầu tư là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương pháp thực hiện dự án tốt hơn.
    II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
    Đồ án tốt nghiệp là môn học kết thúc quá trình rèn luyện và học tập của sinh viên trên ghế nhà trường đại học. Thông qua đồ án tốt nghiệp, sinh viên tổng kết lại các kiến thức đã học và phát triền nó, hệ thống hóa để áp dụng vào công việc thực tiễn (nhiệm vụ đồ án là một công trình có thật). Kết quả của đồ án cũng đánh giá quá trình làm việc của sinh viên.
    Lập dự án đầu tư là một mảng đề tài quan trọng, là chuyên môn chính của một kỹ sư kinh tế xây dựng sau khi ra trường. Tư duy về dự án là một yếu tố tiên quyết cần phải có ở một nhà quản lý trong hoạt động đầu tư xây dựng.
    Với sự đam mê, tìm tòi trong quá trình học tập về dự án đầu tư, sinh viên đã lựa chọn đề tài làm đồ án tốt nghiệp là “Lập dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa”. Công trình có các yếu tố tính chất quy mô phù hợp với khả năng của sinh viên để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
    III. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
    - Tên công trình: Nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa.
    - Địa điểm xây dựng: thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.
    - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xi măng và vật liệu xây dựng Đà Nẵng
    - Tư vấn thiết kế :Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng phát triển số 1
    - Hình thức đầu tư: Xây mới đồng bộ và hiện đại
    - Ban quản lý: BQL dự án xây dựng nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa
    - Quy mô công suất: phân xưởng nguyên nhiên liệu, phân xưởng nghiền xi măng, phân xưởng đóng bao, trạm biến áp tổng và khu hành chính đời sống.
    - Diện tích chiếm đất: 6ha
    - Tổng vốn đầu tư: dự kiến khoảng 1400 tỷ
    - Sản phầm sau khi đi vào vận hành: xi măng PC30 và PC 40 và một số loại sản phẩm phụ trợ khác.
    Nhà máy được đầu tư với công nghệ tiên tiến, mức độ tự động hóa cao, thân thiện với môi trường, hoàn toàn đáp ứng quan điểm phát triển của đảng và nhà nước ta hiện nay.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
    I. Xuất xứ và các căn cứ pháp lý hình thành dự án . 9
    1.Xuất xứ hình thành dự án . 9
    2. Chủ đầu tư 10
    3.Các căn cứ pháp lý hình thành dự án 10
    II.Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến dự án . 12
    1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa và khu vực duyên hải Nam trung bộ(Nam trung bộ) .
    2.Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa: . 14
    III. Các chính sách kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển vùng và một số ngành công nghiệp liên quan đến dự án . 15
    1.Mục tiêu phương hướng và các chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam trung bộ giai đoạn 2010- 2020 và tầm nhìn 2050 . 15
    2. Các định hướng phát triển ngành liên quan đến dự án . 21
    IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG . 23
    1.Đánh giá nhu cầu hiện tại về các sản phẩm mà dự án cung cấp 23
    2.Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm . 25
    3.Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư, thuân lợi và khó khăn 26
    V.Mục tiêu của dự án . 27
    CHƯƠNG II HÌNH THỨC ĐẦU TƯ -QUY MÔ CÔNG SUẤT 282
    I. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN 28
    1. Hình thức đầu tư theo xây dựng mới, cải tạo mở rộng . 28
    2.Hình thức đầu tư theo loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác dự án

    3.Hình thức đẩu tư theo nguồn vốn thực hiện dự án . 29
    4.Lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án . 29
    II.PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CHO DỰ ÁN 30
    1.Cơ sở lựa chọn 30
    2.So sánh các phương án . 31
    CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT . 35
    I. Cơ cấu sản phẩm và lựa chọn cơ cấu sản phẩm hợp lý . 35
    1.Lựa chọn cơ cấu sản phẩm . 35
    2.Lịch trình vận hành khai thác . 35
    II.Kế hoạch sản xuất hàng năm 36
    III.Nhu cầu đầu vào và các giải pháp đáp ứng 39
    IV.Phương thức cung cấp nguyên vật liệu 43
    V.Phương án vận tải . 45
    1.Nhu cầu và khối lượng vận tải 45
    2.Lựa chọn phương thức vận tải 45
    VI.Các hạng mục và giải pháp kể cấu hạ tầng cho dự án 47
    CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC GPMB

    I. Các phương án địa điểm 50
    1.Giới thiệu địa đểm, địa danh hành chính 50
    2.Các phương án địa điểm và so sánh lựa chọn: . 50
    II.So sánh và lựa chọn địa điểm . 51
    1.Cơ sở lựa chọn: . 51
    2.Phân tích lựa chọn địa điểm . 51
    3.Lựa chọn địa điểm đầu tư: 55
    III. Các điều kiện tự nhiên xã hội liên quan đến dự án tại địa điểm đã lựa chọn

    1.Các điều kiện cơ bản về điều kiện tự nhiên của địa điểm đầu tư . 55
    2.Điều kiện hạ tầng cơ sở: . 60
    IV. Phương án GPMB của dự án 61
    1.Lựa chọn so sánh phương án trả bồi thường GPMB 61
    2. Tính toán chi phí cho công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư 62
    CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT . 64
    I. Đặc điểm chung và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản . 64
    1.Cơ sở lựa chọn công nghệ và các thiết bị chính . 64
    2.Giới thiệu dây chuyền sản xuất 64
    3.Tự động hóa 65
    4.Bảo vệ môi trường 65
    5.Xuất xứ thiết bị . 66
    6.Một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản 66
    II.Tính toán lựa chọn công nghệ 66
    1.Sản lượng của Dự án 66
    2.Nguyên liệu 67
    3.Tỷ lệ phối liệu . 67
    4.Tỷ lệ và phương thức xuất sản phẩm: 68
    5.Thời gian làm việc và năng suất đặt của các thiết bị chính 68
    6.Tính toán lựa chọn kho chứa 69
    7.Mức tiêu hao nguyên liệu chính . 70
    III.Lựa chọn thiết bị chính . 71
    1.Công đoạn tiếp nhận và xếp kho 71
    2. Công đoạn nghiền xi măng: 72
    3.Công đoạn đóng bao, xuất sản phẩm: . 72
    IV. Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất chính . 73
    1.Tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu: . 73
    2.Tồn trữ và rút nguyên liệu: . 73
    3.Định lượng và nghiền xi măng . 74
    4.Chứa, đóng bao và xuất xi măng 74
    V.Các hạng mục phụ trợ 75
    VI.Tiêu chuẩn thiết kế . 75
    CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    I. Các phương án tổng mặt bằng và lựa chọn phương án hợp lý 77
    1.Cơ sở lựa chọn các phương án mặt bằng trong dự án : 77
    2.Các phương án lựa chọn . 78
    II.Xác định tiêu chuẩn cấp hạng công trình . 80
    1.Tiêu chuẩn thiết kế . 80
    2.Cấp công trình, cấp động đất, áp lực gió 81
    III. Giải pháp kiến trúc kết cấu chủ yếu . 81
    1.Giải pháp kiến trúc . 81
    2.Giải pháp xử lý nền, móng . 83
    3.Giải pháp kết cấu cho các hạng mục công trình chính. 83
    4.Danh mục về hạng mục công trình và đặc điểm kế cấu kiến trúc 84
    IV. Tác động môi trường và các biện pháp đảm bảo môi trường an toàn 84
    1.Tác động môi trường 84
    2.Các biện pháp bảo vệ môi trường áp dụng . 85
    V.Nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc 87
    VI. Giải pháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động 87
    VII.Phương án tổ chức thi công xây lắp . 89
    1.Mặt bằng tổ chức thi công 89
    2.Nguồn vật liệu cho xây dựng 90
    3.Phương tiện thiết bị thi công xây lắp 90
    4.Biện pháp thi công 91
    CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC- VẬN HÀNH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH

    I. Tổ chức bộ máy quản lý khai thác . 94
    1.Tổ chức các bộ phận sản xuất . 94
    2.Tổ chức mặng lưới tiêu thu sản phẩm của dự án 95
    3.Các chính sách quản lý, khuyến khích lao động, đào tạo . 95
    II.Tiền lương và chế độ bảo hiểm, công đoàn của nhà máy 96
    1.Chi phí tiền lương hằng năm 96
    2. Chi phí bảo hiểm, công đoàn phí 96
    CHƯƠNG VIII: XÁC ĐỊNH QUY MÔ VỐN CHO DỰ ÁN . 97
    I. Phân tích nguồn vốn huy động cho dự án 97
    1.Các biện pháp thu hút vốn 97
    2.Xác định quy mô vốn cho dự án . 97
    CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN . 124
    I. QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH, THỜI KÌ PHÂN TÍCH VÀ LÃI SUẤT TỐI THIỂU CHẤP NHẬN ĐƯỢC .
    1. Hiệu quả trong dự án đầu tư xây dựng công trình 124
    2. Nội dung đánh giá, phân tích hiệu quả tài chính của dự án . 124
    3.Quan điểm phân tích hiệu quả tài chính của dự án . 126
    II.LẬP KẾ HOẠCH KHẤU HAO, THAY THẾ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 127
    III. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    1.Chi phí nguyên nhiên liệu sản xuất 130
    2.Chi phí tiền lương, bảo hiểm, công đoàn phí . 130
    3.Chi phí trả lãi vay, chi phí sử dụng đất . 133
    4.Một số chi phí sản xuất kinh doanh khác . 135
    5.Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh . 136
    IV. DỰ TRÙ DOANH THU 136
    V.PHÂN TÍCH LỖ LÃI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 137
    VI. XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN VÀ TÍNH NPV, IRR . 138
    1.Xác định suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được 138
    VII.PHÂN TÍCH AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN . 141
    1.Phân tích hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao

    2.Hệ số có khả năng trả nợ 142

    3.Thời hạn có khả năng trả nợ . 142 4.Phân tích độ an toàn tài chính theo phân tích điểm hòa vốn 142
    VIII. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN . 145
    IX. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN . 146
    X.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
    1.Kết luận . 149
    2.Kiến nghị 149
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...