Báo Cáo Lập dự án đầu tư cho thương hiệu Thanh Long Bình thuận theo tiêu chuẩn VietGap 2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 2
    2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 2
    3. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐẦU TƯ 3
    4. NHỮNG CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN 3
    5 . NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4
    5.1 Tên Dự án. 4
    5.2 Chủ đầu tư. 4
    5.3 Địa điểm thành lập nhà máy: 4
    5.3.1 Hiện trạng. 4
    5.3.2 Điều kiện tự nhiên. 4
    5.3.3 Cơ sở hạ tầng. 5
    5.3.4 Nguồn nguyên liệu. 5
    5.4 Các lợi ích và ảnh hưởng xã hội 6
    5.5 Mục tiêu của Dự án. 6
    6. CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YÊU CẦU ĐÁP ỨNG 6
    6.1 Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất 6
    6.2 Nhu cầu về điện năng. 7
    7. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT 11
    7.1 Công nghệ: 11
    7.1.1. Quy trình trồng thanh long xuất khẩu. Được mô tả như sau: 11
    7.1.2. Đánh giá tác động môi trường và biện pháp xử lý. 14
    8. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY LẮP. 16
    8.1 Hạng mục công trình: 16
    8.1.1. Các giải pháp về pháp về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. 16
    8.2 Tổ chức thực hiện và tổng tiến độ. 17
    8.2.1 Tổ chức thực hiện triển khai Dự án. 17
    8.2.2 Tiến độ thực hiện Dự án. 18
    9. TỔ CHỨC SẢN XUẤT - BỐ TRÍ LAO ĐỘNG 18
    10. TÀI CHÍNH – KINH TẾ 19
    10.1 Tổng hợp vốn đầu tư. 19
    10.2 Giá bán sản phẩm 19
    10.3 Ước tính giá thành sản phẩm : 19
    10.4.Chi phí sản xuất: 20
    10.5 Bảng dự trù lãi lỗ. 21










    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN Đối với Tỉnh Bình Thuận, một Tỉnh có lợi thế về cây Thanh Long, một mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của địa phương. Thống kê của ngành NN- PTNT Bình Thuận cho biết hiện diện tích cây thanh long toàn tỉnh gần 12.000ha, đạt tổng sản lượng khoảng 180 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên, số diện tích thanh long được cấp “mã vùng - mã vạch” (tiêu chí để xuất khẩu sang Mỹ) chỉ có 550ha, với sản lượng khoảng 20 ngàn tấn/năm. Nắm bắt được thị trường công ty TNHH Thanh Long Việt Hàn quyết định đầu tư dự án “Nhà máy chế biến thanh long và vùng nguyên liệu”. Và khi dự án đi vào hoạt động sẽ sử dụng tài nguyên đất thích hợp nhằm tăng gái trị sử dụng, đồng thời dự án cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
    2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Thanh long là loại quả đặc sản của Bình Thuận, hiện đã được xuất khẩu số lượng lớn sang Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, nhiều nước châu Âu và Trung Đông. Ngoài Mỹ, hiện còn có Nhật Bản cũng bắt đầu quan tâm tới thanh long Bình Thuận. Trong chuyến thăm Bình Thuận vừa qua, các doanh nghiệp thành phố Osaka đã đề nghị hợp tác đầu tư hệ thống xử lý hiện tượng ruồi đục quả và hỗ trợ giới thiệu, quảng bá quả thanh long đến người tiêu dùng Nhật Bản.
    Bình Thuận hiện có gần 12.000 ha thanh long với sản lượng trung bình mỗi năm khoảng 220.000 tấn. 70% số này là xuất khẩu, trong đó xuất chính ngạch đi các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ chỉ khoảng 30.000 tấn. Xuất khẩu vào Pháp năm 2008 dự kiến đạt khoảng gần 100 tấn, tăng 20% về lượng so với năm trước và chiếm 45,5% nhu cầu nhập khẩu của Pháp

    Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thanh long vào thị trường trên các sở ban ngành, hiệp hội thanh long tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, duy trì và mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp đang nhập khẩu và tiêu thụ thanh long Việt Nam, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản và xuất khẩu thanh long điển hình tỉnh Bình Thuận đã triển khai kế hoạch sản xuất, cấp giấy chứng nhận cho thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2010 trên địa bàn tỉnh và hình thành vùng sản xuất thanh long tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, giữ vững thương hiệu và chất lượng quả “Thanh long Bình Thuận”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...