Thạc Sĩ Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miề

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Sau 4 năm miệt mài học tập, nghiên cứu dưới mái trường Lâm Nghiệp. Để hoàn thành khóa học 2008 – 2012, được sự phân công của Khoa Lâm Học và Bộ môn Điều tra quy hoạch, tôi tiến hành thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
    “ Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ”.
    Trong quá trình học tập và thực hiện Khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Lâm Học, Bộ môn Điều tra quy hoạch và các thầy cô giáo trong Trường Đại học Lâm Nghiệp.
    Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Lâm Học, các thầy cô giáo trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là thầy giáo TS. Cao Danh Thịnh và cô giáo ThS.Lương Thị Phương - người trực tiếp hướng dẫn khoa học - đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu cùng với những tình cảm tốt đẹp nhất giành cho tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận này.
    Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Khóa luận.
    Trong quá trình thực hiện Khóa luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu và chân tình của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng các bạn để Khóa luận được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán trong Khóa luận là trung thực và được trích dẫn rõ ràng.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, Ngày 16 tháng 05 năm 2012
    Sinh viên
    Nguyễn Thị Thủy


    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT


    [TABLE="width: 561, align: center"]
    [TR]
    [TD]Ký hiệu
    [/TD]
    [TD]Tên gọi
    [/TD]
    [TD]Đơn vị
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]D[SUB]1.3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m
    [/TD]
    [TD]cm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]D[SUB]dc[/SUB]
    [/TD]
    [TD]Đường kính dưới cành
    [/TD]
    [TD]cm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]D[SUB]0i[/SUB]
    [/TD]
    [TD]Đường kính tại vị trí thứ i trên thân cây
    [/TD]
    [TD]cm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]f[SUB]01[/SUB]
    [/TD]
    [TD]Hình số tự nhiên
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]f[SUB]1.3[/SUB]
    [/TD]
    [TD]Hình số thường
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][​IMG]
    [/TD]
    [TD]Hình số tự nhiên trung bình
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]H[SUB]vn[/SUB]
    [/TD]
    [TD]Chiều cao thân cây vút ngọn
    [/TD]
    [TD]m
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]H[SUB]dc[/SUB]
    [/TD]
    [TD]Chiều cao thân cây dưới cành
    [/TD]
    [TD]m
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]K[SUB]oi[/SUB]
    [/TD]
    [TD]Hệ số thon tại vị trí thứ i của thân cây
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]N
    [/TD]
    [TD]Dung lượng mẫu
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]R
    [/TD]
    [TD]Hệ số tương quan
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]R[SUP]2[/SUP]
    [/TD]
    [TD]Hệ số xác định
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]S
    [/TD]
    [TD]Sai tiêu chuẩn
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]S[SUP]2[/SUP]
    [/TD]
    [TD]Phương sai mẫu
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][​IMG]
    [/TD]
    [TD]Sai tiêu chuẩn trung bình
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]SPSS
    [/TD]
    [TD]Phần mềm Statistical Products for social Services
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]V
    [/TD]
    [TD]Thể tích thân cây
    [/TD]
    [TD]m[SUP]3[/SUP]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CV
    [/TD]
    [TD]Có vỏ
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KV
    [/TD]
    [TD]Không vỏ
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1. Phân bố đất đai các tỉnh Đông Nam Bộ 34
    Bảng 2.2. Phân bố dân số các tỉnh Đông Nam Bộ . 34
    Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài Cao su . 37
    Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra phân bố chuẩn của f[SUB]01[/SUB] 39
    Bảng 3.3. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan H[SUB]vn[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] . 41
    Bảng 3.4. Giới hạn chiều cao tương ứng với cỡ đường kính . 42
    Bảng 3.5. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan D[SUB]kv[/SUB]/D[SUB]cv[/SUB] 43
    Bảng 3.6.Kết quả xác định dạng phương trình tương quan H[SUB]dc[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] 45
    Bảng 3.7. Giới hạn chiều cao dưới cành theo cỡ kính . 47
    Bảng 3.8. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V[SUB]cv[/SUB]/D[SUB]1.3(cv)[/SUB] 48
    Bảng 3.9. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V[SUB]kv[/SUB]/D[SUB]1.3(kv)[/SUB] . 49
    Bảng 3.10.Biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố cho loài Cao su . 51
    Bảng 3.11. Sai số biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố 51
    Bảng 3.12. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V[SUB]dc(cv)[/SUB]/D[SUB]1.3(cv)[/SUB] 53
    Bảng 3.13. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V[SUB]dc(kv)[/SUB]/D[SUB]1.3(kv)[/SUB] 54
    Bảng 3.14. Biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố cho loài Cao su 55
    Bảng 3.15.Các sai số cho biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố 56
    Bảng 3.16. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V = f(D,H) . 58
    Bảng 3.17. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 60
    Bảng 3.18. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V[SUB]kv[/SUB] = f(D[SUB]kv[/SUB],H) 61
    Bảng 3.19. Biểu thể tích thân cây không vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 63
    Bảng 3.20.Các sai số cho biểu thể tích thân cây vút ngọn hai nhân tố 64
    Bảng 3.21. Kết quả xác định dạng phương trình V[SUB]dc[/SUB] = f(D[SUB]1.3[/SUB],H[SUB]dc[/SUB]) 65
    Bảng 3.22. Biểu thể tích thân cây dưới cành có vỏ hai nhân tố cho loài Cao su 67
    Bảng 3.23. Kết quả xác định dạng phương trình V[SUB]dc(kv)[/SUB] = f(D[SUB]1.3(kv)[/SUB],H[SUB]dc[/SUB]) 68
    Bảng 3.24. Biểu thể tích thân cây dưới cành không vỏ hai nhân tố cho loài Cao su 70
    Bảng 3.25.Các sai số cho biểu thể tích thân cây dưới cành hai nhân tố . 71
    Bảng 3.26 . Kết quả định bậc phương trình đường sinh thân cây 72
    Bảng 3.27. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 76
    Bảng 3.28. Biểu thể tích thân cây không vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 77
    Bảng 3.29. Sai số biểu thể tích thân cây hai nhân tố theo PT đường sinh 78


    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 3.1.Giới hạn chiều cao và đường thẳng biểu diễn mối quan hệ H[SUB]vn[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] 42
    Hình 3.2.Biểu đồ thể hiện quan hệ giữa D[SUB]kv[/SUB] và D[SUB]cv[/SUB] 44
    Hình 3.3. Giới hạn chiều cao dưới cành và đường thẳng biểu diễn mối quan hệ H[SUB]dc[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] 46
    Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện K[SUB]oilt[/SUB] và K[SUB]oitt[/SUB] của phương trình đường sinh có vỏ 74
    Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện K[SUB]oilt[/SUB] và K[SUB]oitt[/SUB] của phương trình đường sinh không vỏ 74


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt i
    Danh mục các bảng .ii
    Danh mục các hình iii
    Mục lục . iv
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    1.1. Trên thế giới . 3
    1.1.1. Những nghiên cứu về biểu thể tích . 3
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su . 7
    1.2. Ở Việt Nam 9
    1.2.1. Về việc xây dựng biểu thể tích . 9
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su . 11
    1.3. Một số nhận xét chung nghiên cứu về lập biểu thể tích và loài cây Cao su 15
    1.3.1. Nhận xét về lập biểu thể tích . 15
    1.3.2. Nhận xét chung về nghiên cứu loài cây Cao su 16
    Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Mục tiêu của đề tài . 18
    2.2. Giới hạn của đề tài . 18
    2.3. Nội dung 18
    2.3.1. Nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan đến quy trình lập biểu thể tích . 18
    2.3.2. Xây dựng biểu thể tích một nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành cho loài Cao su tại khu vực nghiên cứu . 19
    2.3.3. Lập biểu thể tích thân cây hai nhân tố vút ngọn và dưới cành. .19
    2.3.4. Lựa chọn biểu thể tích và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích . 19
    2.3.5. Tính tỷ lệ phần trăm thể tích gỗ cành với thể tích thân cây . 19
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 19
    2.4.1. Cơ sở lý luận . 19
    2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 21
    2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu . 22
    2.5. Đối tượng nghiên cứu 29
    2.5.1. Đặc điểm cây Cao su . 29
    2.5.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 33
    2.5.3. Đặc điểm rừng Cao su tại khu vực nghiên cứu . 35
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
    3.1. Nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan đến quy trình lập biểu thể tích 36
    3.1.1. Kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài cây Cao su . 36
    3.1.2. Nghiên cứu về quy luật phân bố của hình số tự nhiên f[SUB]01[/SUB] . 38
    3.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa các yếu tố cấu thành biểu thể tích 39
    3.2. Xây dựng biểu thể tích một nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành cho loài Cao su tại khu vực nghiên cứu . 47
    3.2.1. Lập biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố 48
    3.2.2. Lập biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố . 52
    3.3. Lập biểu thể tích hai nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành . 56
    3.3.1. Lập biểu thể tích hai nhân tố theo phương pháp tương quan 56
    3.3.2. Lập biểu thể tích hai nhân tố theo phương pháp đường sinh . 71
    3.4. Lựa chọn biểu thể tích và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích . 78
    3.4.1. Lựa chọn biểu thể tích 78
    3.4.2. Hướng dẫn sử dụng biểu thể tích . 79
    3.5. Tỷ lệ phần trăm gỗ cành so với thể tích thân cây . 81
    Chương 4: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ . 82
    4.1. Kết luận 82
    4.2. Tồn tại 83
    4.3. Kiến nghị 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    PHỤ BIỂU



    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cao su là cây nông lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ mủ cây Cao su năm 2006 của Việt Nam là 1,30 tỉ USD, năm 2007 là 1,41 tỉ USD chiếm trên 3% tổng thu nhập xuất khẩu của cả nước. Năng suất Cao su cả nước hiện nay đã đạt bình quân 1500 kg/ha/năm. Theo số liệu thống kê, rừng Cao su bắt đầu cho khai thác vào năm tuổi 6 – 7 với sản lượng khoảng 800 kg đến 1 tấn nhựa/ha/năm. Sản lượng nhựa tăng nhanh theo tuổi và đạt khoảng 2 tấn/ha/năm vào tuổi thứ 10, có khi 3 tấn vào tuổi thứ 20. Như vậy, hàng năm rừng Cao su cho doanh thu khoảng từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng trên ha. Ngoài cho thu hoạch nhựa, Cao su còn cho thu hoạch hạt. Mỗi ha Cao su trưởng thành có thể cho từ 250 đến 500 kg hạt. Hạt Cao su có thể ép để lấy dầu, khô dầu còn lại có thể làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón cây. Dầu Cao su là một loại dầu có giá trị, do mau khô nên người ta dùng dầu Cao su để pha chế các loại sơn rất tốt. Dầu Cao su có thể dùng làm xà phòng vì chứa nhiều axit béo. Dầu Cao su còn dùng để pha chế ra nhựa an-kit để dán gỗ, làm ván ép. Khi cây Cao su đã già (vào khoảng 25 – 30 tuổi) người ta đốn để lấy gỗ, trước kia chỉ dùng làm chất đốt nhưng nếu biết cách ngâm tẩm để chống nấm mốc, sâu, mối, mọt thì có thể dùng làm đồ mộc trong nhà hoặc trong kỹ nghệ hoặc làm ván ép, làm bìa, làm giấy. Với sự thiếu gỗ quý, gỗ tốt càng ngày càng gay gắt trên thế giới do việc cấm đốn, phá rừng và để bảo vệ môi trường, gỗ Cao su ngày càng được sử dụng nhiều và có giá trị cao vì người ta nhận thấy gỗ Cao su có nhiều ưu điểm : cứng vừa, dễ cưa, dễ bào, đóng đinh không nứt nẻ, màu trắng, có vân, đánh véc ni rất đẹp. Người ta ước lượng là 1 ha Cao su có thể cho khoảng 130 – 150 m[SUP]3[/SUP] gỗ tròn. Như vậy sau khi sản lượng nhựa giảm, lúc khai thác gỗ rừng Cao su còn cho thu nhập 150 triệu đồng/ha. Cây Cao su là một cây bảo vệ môi trường rất tốt: nó chống xói mòn và giữ màu mỡ của đất rất tốt nên nhiều chuyên gia khuyến khích chẳng những trồng nhiều cao su ở vườn mà còn trồng Cao su để tạo rừng phủ đất trống, đồi trọc. Chính vì giá trị về kinh tế và môi trường như vậy mà hiện nay cây Cao su đang được coi là một loài cây trồng nhằm phát triển kinh tế tại nhiều địa phương trong cả nước. Theo thống kê của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam đến năm 2010 diện tích cao su cả nước đạt 700.000 ha, trong đó diện tích Cao su của Đông Nam Bộ là 360.000 ha. Các giống Cao su được trồng nhiều ở Việt Nam là GT1, PR 225, PR 235, PR 261
    Hiện nay, các công trình nghiên cứu về sản lượng gỗ của cây Cao su còn ít được chú ý và quan tâm, chỉ mới đề cập đến việc trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến gỗ và tính chất cơ lý gỗ. Chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về sinh trưởng, cấu trúc, thể tích cây cao su. Xuất phát từ thực tế, để kinh doanh rừng có hiệu quả thì việc đánh giá trữ lượng và sản lượng của rừng là không thể thiếu được. Người ta cần biết trữ lượng của rừng khi còn nguyên cây đứng để lập kế hoạch khai thác, chăm sóc và nuôi dưỡng đối với cây ngả có thể đo đếm chiều dài, đường kính ở bất kỳ vị trí nào của cây để xác định chính xác thể tích và hạng gỗ có thể lấy ra.
    Xác định thể tích cây cá thể và của cả lâm phần là một trong những nhiệm vụ trung tâm của khoa học điều tra rừng. Trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp, vì nhiều mục đích khác nhau mà các nhà kinh doanh rừng, các nhà nghiên cứu đòi hỏi phải có các phương tiện để xác định nhanh thể tích thân cây. Biểu thể tích là một trong những công cụ quan trọng để xác định thể tích thân cây. Từ đó xác định được trữ lượng gỗ rừng Cao su.
    Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài “ Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ” được thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...