Báo Cáo Lập báo cáo đánh giá tác động Môi trường của các dự án sản xuất hóa chất cơ bản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ
    thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án
    đầu tư, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động
    tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền
    vững trong thực tế triển khai. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động sẽ xảy ra
    phụ thuộc vào hai nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và
    phương pháp dự báo.
    Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng chính:
    một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường – nguồn gây
    ra tác động; và hai là, những thành phần môi trường xung quanh, bao gồm cả một số yếu
    tố về kinh tế và xã hội liên quan, có khả năng bị tác động bởi dự án - đối tượng bị tác
    động. Mức độ đòi hỏi và mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào này là rất khác nhau
    tùy thuộc vào loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án và phương pháp dự báo áp dụng.
    Về phương pháp dự báo cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: mức độ sẵn có của
    các thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án v.v
    Vì vậy, nếu chỉ có những quy định về pháp luật như hiện hành thì công tác
    ĐTM ở Việt Nam sẽ rất khó mang lại những kết quả mong đợi và rất khó tạo lập được
    những cơ sở vững chắc phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất
    nước. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải xây dựng được những hướng dẫn kỹ thuật về
    ĐTM đối với từng loại hình dự án đầu tư khác nhau.
    Bản hướng dẫn được lập trên nguyên tắc tập trung vào những hướng dẫn mang
    tính kỹ thuật cho việc lập báo cáo ĐTM áp dụng đối với loại hình dự án đầu tư thuộc
    lĩnh vực sản xuất hoá chất cơ bản ở Việt Nam, để làm nguồn tài liệu tham khảo cho
    nhiều đối tượng sử dụng khác nhau trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường (chủ
    dự án, cơ quan tài trợ dự án, cộng đồng chịu tác động tiêu cực bởi dự án, các tổ chức,
    cá nhân tham gia lập báo cáo ĐTM, các cơ quan, tổ chức tham gia thẩm định báo cáo
    ĐTM, kiểm tra, giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án và
    các đối tượng khác có liên quan). Hướng dẫn được xây dựng với sự kết hợp của những
    kinh nghiệm thực tế thực hiện ĐTM đối với các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất hoá chất
    cơ bản và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam trong vòng gần 15 năm qua kể từ
    khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.
    Với tính chất phức tạp và nhiều đòi hỏi đặt ra về mặt khoa học và kỹ thuật như
    đã nêu trên, bản hướng dẫn này chắc chắn còn những hạn chế và khiếm khuyết. Mặt
    khác, cùng với sự phát triển của công tác ĐTM ở Việt Nam và trên thế giới trong thời
    gian tới, bản hướng dẫn này cũng sẽ chắc chắn còn nhiều điểm phải được tiếp tục cập
    nhật. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để bổ khuyết cho hướng dẫn
    này trong tương lai.


    Mọi ý kiến đóng góp và thông tin phản hồi về bản hướng dẫn này xin gửi về
    Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài
    nguyên và Môi trường theo địa chỉ:
    Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường
    85 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
    Điện thoại: 844-37734246
    Fax: 844-37734916



    MỤC LỤC

    GIỚI THIỆU CHUNG
    . 3
    1. Khái quát về việc triển khai các dự án Sản xuất hóa chất cơ bản . 3
    2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường . 4
    3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 6
    4. Tổ chức thực hiện ĐTM . 7
    CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN . 1
    1.1. Nguyên tắc . 1
    1.2. Mô tả tóm tắt dự án 1
    CHƯƠNG 2. THU THẬP SỐ LIỆU, KHẢO SÁT, MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN
    TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN 17
    2.1. Nguyên tắc . 17
    2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án . 18
    2.2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất . 18
    2.2.2. Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn . 19
    2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực dự án 23
    2.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt 23
    2.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất . 25
    2.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí . 26
    2.3.4. Hiện trạng tiếng ồn . 27
    2.3.5. Hiện trạng rung động 28
    2.3.6. Hiện trạng chất lượng môi trường đất 29
    2.3.7. Hiện trạng hệ sinh thái 31
    2.4. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực dự án . 31
    2.4.1. Điều kiện về kinh tế - xã hội . 31
    2.4.2. Đối tượng và hình thức điều tra thu thập thông tin 32
    2.5. Đánh giá về tính nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường khu vực dự án . 35
    CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 39
    3.1. Nguyên tắc đánh giá 39
    3.2. Những nguồn gây tác động 40
    3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải . 40
    3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 46
    3.3. Đối tượng, quy mô tác động . 46
    3.4. Đánh giá các tác động liên quan đến chất thải 48
    3.4.1. Tác động môi trường không khí . 48
    3.4.2. Tác động môi trường nước 58
    3.4.3. Tác động môi trường đất 62

    3.4.4. Chất thải rắn 63
    3.5. Đánh giá tác động không liên quan đến chất thải 65
    3.5.1. Tiếng ồn 65
    3.5.2. Độ rung . 66
    3.5.3. Ô nhiễm nhiệt . 67
    3.5.4. Tác động chế độ thuỷ văn . 67
    3.5.5. Tác động môi trường đất 68
    3.5.6. Tác động môi trường sinh thái 68
    3.5.7. Tác động đến môi trường kinh tế-xã hội 68
    3.6. Đánh giá rủi ro, sự cố môi trường . 69
    3.6.1. Nguồn gốc phát sinh rủi ro, sự cố . 69
    3.6.2. Đánh giá rủi ro, sự cố môi trường 69
    3.7. Đánh giá mức độ tác động tổng thể . 70
    CHƯƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU CÁC
    TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG .
    73
    4.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây
    dựng 73
    4.1.1. Giai đoạn quy hoạch mặt bằng . 73
    4.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng . 74
    4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn vận hành dự án . 76
    4.2.1. Giải pháp kỹ thuật xử lý khí thải 76
    4.2.2. Giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải . 80
    4.2.3. Các giải pháp khống chế tiếng ồn và rung động . 82
    4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái 84
    4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường kinh tế-xã hội 84
    4.5. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường . 85
    CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI
    TRƯỜNG .
    . 88
    5.1. Chương trình quản lý môi trường 88
    5.2. Chương trình giám sát môi trường 89
    5.2.1. Giám sát chất thải . 89
    5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh . 91
    5.2.3. Giám sát khác . 93
    5.3. Dự toán kinh phí cho hoạt động quản lý và giám sát môi trường . 93
    CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 94
    6.1. Đối tượng tham vấn . 94
    6.2. Hình thức tham vấn . 95
    6.3. Nội dung tham vấn 97
    6.4. Ý kiến của chủ dự án trước kết quả tham vấn cộng đồng . 98
    CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT . 99
    PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...