Báo Cáo Lão Tử và vấn đề con người trong Đạo Đức Kinh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DẪN NHẬP . 2
    0.1 Lí do chọn đề tài . 2
    0. 2 Lịch sử vấn đề 3
    0. 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5
    0. 4 Phương pháp nghiên cứu . 5
    0. 5 Bố cục trình bày 6
    NỘI DUNG 7
    Chương 1. Mối quan hệ giữa Con người với tự nhiên trong Đạo đức kinh của Lão Tử . 7
    1. 1 Đạo – bản thể của tự nhiên, nguồn gốc tối sơ của vũ trụ . 7
    1. 2 Mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên 14
    Chương 2. Mối quan hệ giữa Con người với xã hội trong Đạo đức kinh của Lão Tử . 16
    2. 1 Những nguyên nhân tha hóa của xã hội con người 16
    2. 2 Những chuẩn mực Đạo đức của con người theo học thuyết triết học Lão Tử 17
    Chương 3. Con người trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội nước ta hiện nay 29
    3. 1 Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hiện nay . 29
    3. 2 Vấn đề con người trong mối quan hệ xã hội hiện nay 40
    TỔNG KẾT . 58
    INDEX . 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65



    DẪN NHẬP

    0. 1 Lí do chọn đề tài
    Để có thể cải tạo và phát triển xã hội, con người không chỉ cần phải có những hiểu biết về thế giới tự nhiên, về xã hội mà còn rất cần phải tìm hiểu chính mình. Vì vậy, đã từ rất lâu vấn đề con người đã được quan tâm rất lớn trong xã hội nói chung và các ngành nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn nói riêng.
    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X trong bản báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta hiện nay là “Tiếp tục cụ thể hóa chiến lược phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những thành tựu và tinh hoa văn hóa nhân loại, hoàn thiện hệ thống giá trị của con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế” [13, tr.284-285]. Rõ ràng, muốn thực hiện được nhiệm vụ này chúng ta không chỉ nghiên cứu vấn đề con người trong hiện tại mà rất cần phải đẩy mạnh kế thừa những tri thức, những hiểu biết về con người trong quá khứ, đặc biệt là những tri thức mà khoa học triết học đã mang lại.
    Ngày nay, cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các trào lưu cách mạng xã hội đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc và hết sức năng động trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Để có thể thực hiện được sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước trong bối cảnh phức tạp hiện tại, thì hơn bao giờ hết chúng ta cần phải chú trọng đến vấn đề con người.
    Như chúng ta đã biết, triết học không chỉ mang tính dân tộc, giai cấp mà còn mang tính quốc tế - liên dân tộc và nhân loại. Khi tồn tại trong hệ thống tư tưởng thế giới, nền tư tưởng triết học mỗi nước vừa mang những nét thống nhất, vừa mang những nét đặc thù. Do đó, việc tìm hiểu và trau dồi kiến thức triết học của mỗi người là vô cùng quan trọng.
    Và trong nhân loại, khi nhắc đến vấn đề trên, phải kể đến một hệ thống triết học đồ sộ là những tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại. Bởi lẽ, nền triết học Trung Quốc cổ đại thực sự là một kho tàng vô cùng quý giá của thế giới. Hơn nữa, do ảnh hưởng của tư tưởng triết học này, đặc biệt sâu sắc không chỉ với văn hóa Trung Quốc mà còn với cả toàn cầu, trong đó có nước ta.
    Trong số những triết gia cổ đại Trung Quốc, Lão Tử[1] được coi là một tượng đài đặc biệt. Ảnh hưởng tư tưởng triết học của ông rất sâu sắc trong hàng ngàn năm qua, không chỉ ở Trung Quốc mà tỏa sáng ra khắp cả nhân loại. Và những hệ thống tư tưởng mà Lão Tử để lại được đưa vào tác phẩm Đạo đức kinh[2], trải qua bao thế hệ, vượt qua những không gian, nó vẫn còn nguyên giá trị. Dù còn rất nhiều ý kiến trái chiều về tác giả cũng như tác phẩm của Đạo đức kinh. Tuy nhiên, có lẽ vấn đề đó cũng không quan trọng bằng việc hiện chúng ta vẫn còn có trên tay tác phẩm Đạo đức kinh bất hủ này và chắc chắn rằng, nó đã được sáng tác vào thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc. Do đó, để phục vụ tìm hiểu và khảo sát làm rõ đề tài, người viết xin không bàn sâu về những vấn đề này.
    Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn hiện nay, khi lịch sử đối ngoại của chúng ta và Trung Quốc là vô cùng nhạy cảm. Song, có lẽ đó không phải là lí do để chúng ta chối bỏ sự tìm hiểu về những hệ thống tư tưởng của đất nước Trung Hoa, mà cần thiết hơn bao giờ hết chúng ta cần phải tìm hiểu một cách cụ thể hơn về những vấn đề cấp thiết của tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại. Từ đó để nhìn lại hiện nay và xem xét tổng quát nhiều vấn đề, nhiều tư tưởng, đặc biệt là những vấn đề về con người. Đó cũng chính là những lí do cơ bản để trả lời cho câu hỏi tại sao người viết chọn và tìm hiểu về đề tài Vấn đề con người trong Đạo đức kinh của Lão Tử.
    0. 2 Lịch sử vấn đề
    Tư tưởng triết học của Lão Tử đã trở thành tinh hoa văn hóa nhân loại, Đạo đức kinh là một tác phẩm tri thức đồ sộ của hệ thống tư tưởng triết học ở mọi thời đại.
    Từ trước đến nay, ở Trung Quốc tác phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử đã trở thành kinh điển bên cạnh cuốn Luận Ngữ - một tác phẩm lớn mang tư tưởng Nho giáo.
    Hàn Phi tác giả của tác phẩm Hàn Phi Tử, Vương Sung sống vào thời Đông Hán, vào cuối đời nhà Minh có Vương Phu Chi là những triết gia đã xây dựng hệ thống tư tưởng của mình trên cơ sở tư tưởng triết học của Lão Tử.
    Từ đầu thế kỉ XX đến nay, ở Trung Quốc việc nghiên cứu về triết học cổ đại vẫn tiếp tục đa dạng và phong phú.
    Riêng với việc nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc, trong những thập niên đầu của thế kỉ XX có Hồ Thích (1891-1962) đã xuất bản tác phẩm Trung Quốc triết học đại cương. Trong tác phẩm này, Hồ Thích đã phân tích các vấn đề quan trọng của triết học Lão Tử với nhiều tựa đề đặc sắc như Lão Tử nhà cách mạng, Lão Tử luận Thiên Đạo, Danh và vô danh, vô vi, [ ]. Ông đã phân tích các vấn đề tư tưởng triết học của Lão Tử để làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng này trong các học thuyết, tư tưởng ở giai đoạn lịch sử trung đại Trung Hoa.
    Tiếp đến là tác giả Phùng Hữu Lan (1895-1990) với tác phẩm Trung Quốc triết học sử đã gây tiếng vang không chỉ ở xứ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản mà còn lan sang cả phương Tây.
    Năm 1958, Hội nghị triết học toàn quốc được triệu tập ở Bắc Kinh để thảo luận vấn đề Lão Tử là duy tâm hay duy vật [6, tr.418]. Ở Việt Nam, vấn đề về Đạo đức kinh và tác giả của nó được tập trung nghiên cứu từ những bản dịch, đến những công trình lớn. Có thể kể đến ở đây là những tên tuổi nổi bật như Ngô Tất Tố, Nguyễn Đức Thịnh, Phan Ngọc, Lưu Hồng Khanh,
    Về vấn đề Lão Tử và Đạo đức kinh đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tựu trung lại họ đều đánh giá một cách công bằng đối với tác phẩm này, và đều cho rằng tác phẩm Đạo đức kinh đã diễn đạt một hệ thống tư tưởng nhất quán của Lão Tử một cách khá hoàn chỉnh. Và trọng tâm cũng như mục tiêu của các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học Lão Tử là hướng đến cải tạo nhận thức con người để tác động đến việc cải tạo xã hội.
    0. 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Người viết đi sâu vào tìm hiểu vấn đề con người trong Đạo đức kinhcủa Lão Tử.
    Để tìm hiểu và làm rõ đề tài, người viết sử dụng cuốn sách Lão Tử - Đạo đức kinh dễ hiểu do Phan Ngọc dịch năm 2007, của nhà xuất bản Văn Học gồm 95 trang làm nguồn nghiên cứu chính.
    Ngoài ra, người viết còn sử dụng thêm một số tác phẩm khác không nằm trong phần văn bản này, mà còn tìm hiểu nhiều những công trình nghiên cứu trước trong quá trình khảo sát.
    Để hoàn thành tốt bài viết này, người viết đã tham khảo qua một số sách của các giáo sư: Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Hà Minh Đức, Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử, và một số luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp liên quan đến đề tài.
    0. 4 Phương pháp nghiên cứu
    Để tìm hiểu đề tài người viết chủ yếu dựa vào những phương pháp sau:
    0. 4. 1 Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa những tư tưởng về con người trong Đạo đức kinh của Lão Tử và những tư tưởng khác. Sử dụng phương pháp so sánh nhằm mục đích làm nổi rõ đặc điểm, tư tưởng và vấn đề về con người qua tác phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử.
    0. 4. 2 Phương pháp phân tích dựa trên cơ sơ của tác phẩm đã được biên dịch và chú giải một cách đáng tin cậy. Nó được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ bài viết với ý nghĩa chỉ đạo người viết trong quá trình lựa chọn cũng như phân tích, bình giá vấn đề trong tư tưởng triết học Lão Tử liên quan đến con người và xã hội con người.
    Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu người viết sử dụng các thao tác hệ thống, phân loại, tổng hợp, liên ngành để phục vụ làm rõ đề tài.
    0. 5 Bố cục trình bày
    Bài nghiên cứu, ngoài Mục lục, Index và Tài liệu tham khảo gồm có ba phần chính. Trước hết là phần Dẫn nhập, sau đó là phần Nội dung và cuối cùng là phần Kết luận.
    Trong đó, phần Nội dung là phần được trình bày kĩ nhất, ở phần này thể hiện hầu như toàn bộ phương pháp, tư tưởng và nhiệm vụ giải quyết vấn đề của người viết trong việc tìm hiểu đề tài. Phần nội dung của bài viết gồm những chương chính sau:


    [HR][/HR] [1] Theo Sử kí Tư Mã Thiên thì Lão Tử họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, quê huyện Khổ, nước Sở, từng giữ chúc văn thư ở Tàng thất nhà Chu. Tuy nhiên, theo các công trình nghiên cứu cho thấy mãi đến nay Lão Đam có phải là tác giả của tác phẩm Đạo đức kinh hay không vẫn đang còn là một nghi vấn lớn.

    [2] Theo Sử kí Tư Mã Thiên thì tác phẩm Đạo đức kinh được viết theo lời yêu cầu của Doãn Hỷ ở thời Xuân Thu. Nhưng người ta đã nghi ngờ điều này (Tất Nguyên, Uông Trung) và sau đó Khang Hữu Vi, Vũ Đồng đều cho rằng nó được ra đời vào thời Chiến Quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...