Tài liệu Lão Tử - Ngạo đời tựa như ngu độn và ẩn dật

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực là ngược đời, cái triết học giảo hoạt của Lão tử lại sản sinh ra cái lý tưởng cao thượng nhất về hòa bình, khoan dung, giản phác và tri túc. Giáo huấn của ông gồm bốn điểm: trí tuệ nên như ngu độn, đời sống nên ẩn dật, xử thế nên nhu nhược và tánh tình nên giản phác. Ngay đến nghệ thuật Trung Hoa, từ thi ý, ảo tưởng đến những lời tán tụng đời sống bình dị của tiều phu, ngư phủ cũng không thể thoát ly triết học đó mà tồn tại. Nguồn gốc của chủ nghĩa hòa bình của Trung Hoa là do cái quan niệm chịu nhận sự thất bại tạm thời để chờ cơ hội thuận tiện, và do lòng tin rằng vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo cái luật vận hành phản phục; do đó không một kẻ nào vĩnh viễn u mê bao giờ.


    Người rất khéo thì như vụng

    Người nói giỏi thì như lắp bắp

    Cử động thì thắng được lạnh

    Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng.

    Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.


    Biết vậy rồi thì còn cạnh tranh làm gì nữa. Cho nên Lão Tử bảo bực thánh nhân không tranh với ai nên không ai tranh được với mình, lại bảo: Kẻ hùng hổ nào mà không bất đắc kỳ tử, thì ta xin nhận n kẻ đó làm thầy. Một nhà văn ngày nay có thể thêm vào câu đó: Kẻ độc tài nào mà không dùng mật thám để hộ vệ thì tôi xin tôn làm thủ lãnh. Cho nên Lão Tử nói: Thiên hạ có đạo thì người ta dùng ngựa để kéo và lấy phân; thiên hạ vô đạo thì người ta nuôi ngựa chiến ở ngoài thành.


    Người đánh xe giỏi không xông bừa tới trước (1)

    Người chiến đấu giỏi không giận dữ,

    Khéo thắng địch là không tranh với địch,

    Khéo dùng người là hạ mình ở dưới người.

    Đó là cái đức của sự không tranh,

    Đó là cái khéo của sự dùng người,

    Đó là hợp với chỗ cùng cực của Đạo Trời.


    Có cái quy luật động lực và phản động lực rồi mới sản sinh ra cục thế bạo lực đối với bạo lực.


    Ai lấy Đạo mà phò vua,

    Thì không dùnh binh mà bức thiên ha.

    Vì việc như vậy thường quay trở về

    (nghĩa là dùng binh bức thiên hạ thì lại bị thiên hạ dùng binh bức lại mình). (2)


    Chỗ nào đóng quân thì gai góc mọc đầy.

    Sau cuộc chinh chiến tất có mất mùa.


    Vậy khéo thắng rồi (khéo đạt được mục đích cứu dân) thì thôi đi, mà không lợi dụng thắng lợi để bức người.(3)


    Thắng mà không khoe khoang,

    Thắng mà không tự khen,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...