Thạc Sĩ Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

    Lời nói đầu
    Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lư¬ợng lao động xã hội, là một nguồn lực tiềm tàng trong sự phát triển. Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn.
    Nghiên cứu về người phụ nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng là một vấn đề đang được đặt ra và có ý nghĩa to lớn thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    Do vậy, trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu “Lao động nữ nông thôn Việt nam - Thực trạng và giải pháp”.
    Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bè bạn.
    Tác giả xin chân thành cám ơn:
    - Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo mọi thuận lợi cho tác giả hoàn thành chương trình Cao học và bảo vệ luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa, đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TS. Phạm Văn Dũng - người hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
    - Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và GS. Lê Thị Nhâm Tuyết đã tạo điều kiện cho tác giả tham gia các dự án nghiên cứu để có tư liệu viết nên luận văn.
    - Các đồng nghiệp, bè bạn, người thân đã chia sẻ công việc, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
    Tác giả
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một n¬ước nông nghiệp với 76,5% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy, trong quá trình phát triển đất n¬ước thì phát triển nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để có thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, bên cạnh các chủ trư¬ơng, chính sách xã hội phù hợp, cần có những nguồn lực hỗ trợ cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn như¬ tài chính, kỹ thuật - công nghệ . Đặc biệt phải kể đến một nguồn lực quan trọng, đó là nguồn nhân lực, chủ thể của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Nói đến chủ thể của quá trình này, không thể không nhấn mạnh đến nguồn nhân lực nữ ở nông thôn.
    Phụ nữ là một lực lư¬ợng lao động quan trọng trong lực lư¬ợng lao động xã hội ở nước ta hiện nay (chiếm 50,84% so với tổng số dân; trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, lực lư¬ợng lao động nữ chiếm 52,8%). Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình lao động sản xuất, từ chính bản thân họ (trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ, .) hay những khó khăn hạn chế khách quan (như¬ việc tiếp cận với các nguồn vốn, việc làm, các dịch vụ xã hội .). Vấn đề đặt ra là cần đánh giá đúng thực trạng của lực lư¬ợng lao động nữ ở nông thôn hiện nay, đồng thời tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của họ, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực l¬ượng lao động này và qua đó thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, chúng tôi chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ: "Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp".
    2. Tình hình nghiên cứu
    Khi nói đến lao động nữ, người ta thường nhắc đến cuốn sách “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970). Theo nhà khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù phụ nữ thường là những người có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của cộng đồng, nhất là trong nông nghiệp, nhưng những đóng góp của họ không được tính đến trong thống kê quốc dân cũng như trong kế hoạch hoá và thực hiện các dự án phát triển. Cuốn sách của E. Boserup đã được coi là lần đầu tiên đặt lại vấn đề trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã chứng minh vai trò kinh tế của phụ nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara, châu Phi. Điều này trước những năm đầu của thập kỷ 70, các nhà tạo lập chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa học nữ đã không thấy hết và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai trò kinh tế rất quan trọng của phụ nữ.
    Ở Việt Nam công trình nghiên cứu về phụ nữ đầu tiên xuất bản được phát hành rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng là cuốn “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của Lê Thị Nhâm Tuyết (1973, 1975). Nhìn từ góc độ nhân học xã hội, tác giả đã phân tích trong cuốn sách những nét cơ bản về các truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt về vai trò truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp. Cuốn sách đã trình bày nhiều tư liệu dân tộc học - lịch sử có giá trị khoa học, gây tiếng vang trong giới nghiên cứu. Một phần tư thế kỷ sau, tác giả cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” lại cho xuất bản cuốn “Hình ảnh Phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI” [66]. Như lời giới thiệu cuốn sách của GS. Vũ Khiêu: Cuốn sách này đã thu thập những ý kiến khác nhau xung quanh những vấn đề lớn của người phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là giới thiệu các kết quả thu được qua các cuộc điều tra khoa học. Cuốn sách tập trung vào những đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, trong lao động nghề nghiệp, trong gia đình, trong quản lý xã hội.
    Khoảng mươi năm trở lại đây - nhất là từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII - có nhiều cuốn sách xuất bản với nội dung đề cập đến vấn đề phụ nữ với phát triển kinh tế hoặc bàn về phụ nữ với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để tiện theo dõi, chúng tôi chia theo một số chủ đề như sau:
    * Phụ nữ và phân công lao động theo giới:
    Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân (Lê Ngọc Văn, 1999); Phân công lao động trong kinh tế hộ gia đình nông thôn - vấn đề giới trong cơ chế thị trường (Vũ Tuấn Huy, 1997); Phân công lao động nội trợ trong gia đình (Vũ Tuấn Huy và Deborah Carr, 2000); Phân công lao động theo giới trong gia đình ngư dân đánh bắt hải sản (Lê Ngọc Văn, 1999); Vấn đề giới trong kinh tế hộ: tìm hiểu phân công lao động nam nữ trong gia đình ngư dân ven biển miền Trung (Lê Tiêu La và Lê Ngọc Hùng, 1998);
    * Phụ nữ với phát triển ngành, nghề:
    Tìm hiểu cơ cấu kinh tế và khả năng phát triển ngành nghề của phụ nữ nông thôn (Lê Ngọc Lân, 1997); Vấn đề ngành, nghề của phụ nữ nông thôn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (Lê Thi, 1999); Người buôn bán nhỏ ở vùng trung du Bắc bộ (Bùi Quang Dũng, 2000); Những vấn đề chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn hiện nay (Đỗ Thị Bình, 1997); Phụ nữ nghèo nông thôn trong cơ chế thị trường (Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân, 1996); Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị ngư¬ời phụ nữ hiện nay (Lê Thi, 1991); Lao động nữ di cư¬ từ nông thôn ra thành phố (Hà Thị Phư¬ơng Tiến - Hà Ngọc Quang, 2000)
    Những công trình trên đây nghiên cứu khá sâu sắc từng khía cạnh của vấn đề phụ nữ với phát triển kinh tế nhưng ch¬ưa có công trình nào thực sự tập trung vào nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn hiện nay. Nghiên cứu đề tài, Tác giả hy vọng đem lại sự đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu một nguồn lực và là một chủ thể quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Xem xét thực trạng lực lư¬ợng lao động nữ ở nông thôn nước ta hiện nay để thấy đư¬ợc những tiềm năng và trở ngại, hạn chế của họ, từ đó đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của lực l¬ượng lao động này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn n¬ước ta hiện nay.
    4. Đối t¬ượng và phạm vi nghiên cứu
    D¬ưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn Việt Nam, không chỉ với tư cách là một nguồn lực quan trọng, mà còn là chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn.
    Luận văn nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn với bối cảnh kinh tế - xã hội của nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
    5. Phư¬ơng pháp nghiên cứu
    Để đạt đ¬ược mục đích nghiên cứu, phư¬ơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đ¬ược sử dụng trong luận văn, trong đó các ph¬ương pháp cụ thể sau đây đư¬ợc sử dụng phổ biến: logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê .
    Luận văn cũng khai thác và sử dụng những tài liệu, số liệu đã được công bố, đồng thời cũng sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các đề tài khoa học mà tác giả đã trực tiếp tham gia từ năm 1996 đến nay.
    6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
    - Hệ thống hoá trên phương diện lý thuyết những vấn đề cơ bản về lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển, những đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng.
    - Làm rõ thực trạng của lực lư¬ợng lao động nữ ở nông thôn nư¬ớc ta hiện nay, những thuận lợi và khó khăn của họ.
    - Ьưa ra được các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực này trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
    Chương 1: Vài nét về lao động nữ nông thôn ở một số nước đang phát triển
    Chương 2: Thực trạng lao động nữ ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
    Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò lao động nữ ở nông thôn trong những năm tới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...