Luận Văn Lao động là người tàn tật - Lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Lao động là người tàn tật - Lý luận và thực tiễn

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Mục đích nguyên cứu và nhiệm vụ của luận văn 1


    3. Giới hạn của luận văn .2


    4. Cơ sở lý luận và Phương pháp nguyên cứu .2


    5. Kết cấu luận văn 3


    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT . 4


    1.1. Một số khái niệm .4


    1.1.1. Khái niệm về lao động .4


    1.1.2. Khái niệm về người lao động 5


    1.1.3. Khái niệm về lao động là người tàn tật .6


    1.2. Lược sử phát triển của pháp luật lao động về người tàn tật .8


    1.2.1. Giai đoạn từ 02/9/1945 đến trước 01/01/1995 ! .8


    1.2.2. Giai đoạn từ 01/01/1995 đến nay 10


    1.3. Vai trò của việc sử dụng lao động là người tàn tật .11


    1.4. Mục đích của việc sử dụng lao động là người tàn tật .13


    1.5. Sự cần thiết ban hành những quy định riêng đối với lao động là người tàn


    tật .15


    CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT 17


    2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng .17


    2.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động là người tàn tật. 18


    2.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động là người tàn tật 20


    2.4. Chế độ ưu đãi đối với lao động là người tàn tật .22


    2.4.1. Chế độ ưu đãi về việc làm, học nghề và tuyển dụng .22


    2.4.1.1. về việc làm đối với lao động là người tàn tật .22


    2.4.1.2. về học nghề đối với lao động là người tàn tật 25


    2.4.1.3. về tuyển dụng đối với lao động là người tàn tật 27


    2.4.2. Chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, an toàn lao động và vệ sinh lao động 28


    2.4.2.1. về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi .28


    2.4.2.2. về tiền lương và thu nhập 31


    2.4.2.3. về an toàn lao động và vệ sinh lao động 32


    2.5. Chế độ ưu đãi đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người tàn tật và các doanh nghiệp khác khi sử dụng nhiều lao động là người tàn tật 34


    2.5.1. Chế độ ưu đãi đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho người tàn tật 34


    2.5.2. Chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp khác sử dụng nhiều lao động là người tàn tật .36


    2.6. Các quy định có liên quan khác .37

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .40


    3.1. Thực trạng về lao động là người tàn tật tại các doanh nghiệp 40


    3.1.1. Vấn đề học nghề, tuyển dụng, việc làm 41


    3.1.2. Vấn đề tiền lương và thu nhập 47


    3.1.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 48


    3.1.4. Các thực trạng khác 49


    3.2. Một số kiến nghị 52


    3.2.1. Đối với những quy định của pháp luật .52


    3.2.2. Đối với việc áp dụng pháp luật vào thực tế .57


    KẾT LUẬN .61


    Danh mục tài liệu tham khảo

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Lao động là người tàn tật là một trong những lao động đặc thù trong cơ cấu thành phần lao động của nước ta hiện nay và được quy định trong Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 từ Điều 125 đến Điều 128 nhằm bảo vệ những lợi ích hợp pháp cho họ khi tham gia vào quan hệ lao động. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới với sự quan tâm ngày càng cao của Đảng và Nhà nước thì người khuyết tật nói chung và lao động người tàn tật nói riêng đã khẳng định được vị trí của mình trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong lao động. Họ đã từng bước khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước.


    Tuy nhiên, do những đặc điểm về thể trạng, sự khiếm khuyết về mặt cơ thể, những hạn chế về sức khỏe mà người lao động tàn tật gặp rất nhiều khó khăn trong các vấn đề học nghề, việc làm. Họ rất dễ bị từ chối từ phía người sử dụng lao động khi tuyển dụng, khi làm việc họ thường chịu thiệt thòi hơn các lao động khác về các vấn đề tiền lương, vị trí công việc cũng như khả năng thăng tiến của họ là rất thấp. Chính vì những lý do trên mà lao động là người tàn tật rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của toàn thể xã hội, của các doanh nghiệp, của Đảng và Nhà nước. Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi đề người lao động tàn tật tham gia vào quan hệ lao động tốt nhất thì pháp luật nước ta nói chung và pháp luật lao động nói riêng đã dành rất nhiều những chính sách thiết thực nhằm bảo vệ họ, hạn chế thấp nhất những tổn thất về tinh thần và vật chất cho họ khi tham gia vào quan hệ lao động. Tuy nhiên, quy định của pháp luật vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế, việc đưa pháp luật áp dụng vào thực tế vẫn còn khá nhiều bất cập nên đã gây ra không ít khó khăn cho lao động là người tàn tật khi tham gia vào quan hệ lao động. Đặc biệt là ừong nền kinh tế thị trường, hội nhập với kinh tế quốc tế như hiện nay thì lao động người tàn tật là những đối tượng chịu nhiều tác động hơn bao giờ hết.


    Vì vậy, việc nguyên cứu đề tài “Lao động là người tàn tật - Lý luận và thực tiễn” là rất cần thiết nên người viết đã chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp cho mình.


    2. Mục đích nguyên cứu và nhiệm vụ của luận văn


    Luận văn hướng đến mục đích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động là người tàn tật trong quan hệ lao động. Thông qua việc nguyên cứu đề tài này người viết nhằm hướng đến các mục đích sau:


    Giúp cho người sử dụng lao động và người lao động là người tàn tật tiếp cận được các quy định của pháp luật liên quan đến lao động người tàn tật. Từ đó giúp họ hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào quan hệ lao động, giúp cho thị trường lao động ngày một vận hành tốt hơn.


    Trên cơ sở đó người viết cũng đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động người tàn tật, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, hiệu quả của việc áp dụng những quy định của pháp luật vào thực tiễn, giúp cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động tàn tật ngày một tốt hơn.


    Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn có nhiệm vụ:


    - Phân tích cơ sở lý luận các vấn đề về lao động là người tàn tật khi tham gia vào quan hệ lao động.


    - Phân tích thực trạng việc áp dụng quy định của pháp luật về lao động là người tàn tật tại các doanh nghiệp.


    - Phân tích những nhu cầu khách quan và đề xuất những phương hướng nhằm tăng cường hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật về lao động là người tàn tật vào thực tiễn.


    3. Giới hạn của luận văn


    Đề tài “Lao động là người tàn tật - Lý luận và thực tiễn” là vấn đề rộng và phức tạp. Trong khuôn khổ cử nhân luật, Luận văn chỉ tập trung phân tích một số nội dung cơ bản về các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động là người tàn tật, trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động người tàn tật, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, hiệu quả của việc áp dụng những quy định của pháp luật vào thực tiễn, giúp cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động tàn tật ngày một tốt hơn. Do giới hạn về khả năng, điều kiện và thời gian nên đề tài chỉ tập trung nguyên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động người tàn tật trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành mà không nguyên cứu những quy định pháp luật cũ trước đây. Đề tài nguyên cứu được thực hiện ở một số tình trên phạm vi cả nước, đề tài không nguyên cứu đến lao động người tàn tật là công nhân viên chức.


    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


    Cơ sở lý luận của Luận vãn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa; các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, về xây dựng Nhà nước pháp quyền thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trưng ương Đảng, cũng như Hiến pháp và các vãn bản pháp luật của Nhà nước.

    Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin. Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp hệ thống, kết hợp lý luận và thực tiễn . đề giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn.


    5. Kết cấu luận văn


    Luận văn gồm: lời mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.


    Trong đó, nội dung gồm 3 chương:


    Chương 1: Những vấn đề lý luận về lao động là người tàn tật


    Chương 2: Quy định của pháp luật về lao động là người tàn tật


    Chương 3: Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về lao động là người tàn tật tại các doanh nghiệp và một số kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

    • 97-.pdf
      Kích thước:
      23.3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...