Báo Cáo Làng trẻ em sos – nha trang

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu:

    Để củng cố và bổ sung kiến thức cũng như nắm vững quy trình của nghành công tác xã hội. Và tìm hiểu rõ hơn thực tế về chuyên môn công tác xã hội cá nhân, nhóm. Đồng thời hiểu biết thêm về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên công tác xã hội; từ đó hình thành ý thức đạo đức nghề nghiệp thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp này. Qua đó, nắm chắc hơn và biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn để phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong công việc từ đó hình thành kỹ năng nghề nghiệp.
    Chính vì thế nên đợt thực tập này rất quan trọng và nó sẽ đưa lại cho em nhiều bài học thực tế trong công tác xã hội cá nhân và nhóm. Bản báo cáo cho em cũng như các thầy cô trong khoa nhìn lại quá trình làm việc của em. Để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những lần thực tập lần sau và trong công tác chuyên môn sau này .
    Do thời gian làm việc còn hạn chế cũng như chuyên môn chưa nắm vững nên bản báo cáo còn nhiều thiếu sót, lời văn chưa được súc tích gọn gàng nên em kính mong các thầy cô và bạn đọc thông cảm.

    Xin chân thành cảm ơn !



    PHẦN I
    KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA LÀNG TRẺ EM SOS – NHA TRANG

    CƠ SỞ THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN, NHÓM

    I/ Đặc điểm tình hình chung nhà trẻ Làng trẻ em SOS – Nha Trang và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác xã hội tại Làng.
    1.1. Sơ lược lịch sử phát triển của tổ chức SOS Quốc tế :
    Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ II để lại những hậu quả hết sức thương tâm. Những hoàn cảnh hết sức khó khăn, những đứa trẻ bị mất đi sự che trở của gia đình. Để khắc phục hậu quả đó và đem lại tuổi thơ cho các em, Làng trẻ em em SOS Quốc tế được thành lập vào những 1949.
    Dựa trên ý tưởng của tiến sỹ Hermann Gmeiner. Ông là công dân nước Áo sinh năm 1919. Vói sự giúp đỡ của bạn bè và tình yêu trẻ của ông, ông đã thành lập Làng trẻ em SOS.
    Năm 1955 : 10 năm sau khi xây dựng làng trẻ đầu tiên . 20 Làng trẻ em đã ra đời tại Áo, Pháp, Đức và Ý. Năm 1969 tổng số các dự án Làng trẻ em SOS trên toàn thế giới là 68 (09 ở Châu Âu, 15 ở Mỹ La Tinh, và 14 ở Châu Á). Đến năm 1993 trên toàn thế giới đã có 1147 dự án trong đó có 316 Làng trẻ em ở 122, có rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên được chăm sóc tại cơ sở Làng trẻ em SOS. Nâng tổng số hội viên giúp đỡ làng trẻ SOS lên đến 7, 78 triệu người.
    1.2. Sự hình thành Làng trẻ em SOS ở Việt Nam :
    Được thành lập vào năm 1967 ở Quận Gò Vấp – Tp.Hồ Chí Minh Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp là Làng SOS đầu tiên tại Việt Nam. Nhưng đến năm 1975 phải ngừng hoạt động do tình hình chính trị lúc bấy giờ.
    Năm 1987 dưới sự chập nhận của chính phủ, Bộ Lao Động Thương Binh – Xã Hội đã ký cùng tổ chức SOS quốc tế hiệp định hợp tác và phát triển các Làng SOS ở Việt Nam, đồng thời thành lập lại làng ở Gò Vấp và thành lập Làng trẻ em SOS ở Hà Nội.
    Năm 1989 thành lập Làng trẻ em SOS ở Đà Lạt và Vinh, Thanh Hoá.
    Năm 1990 thành lập Làng trẻ em SOS ở Đà Nẵng và Quảng Bình.
    Năm 1993 thành lập Làng trẻ em SOS ở Hải Phòng và Cà Mau.
    Năm 1995 thành lập Làng trẻ em SOS ở Việt Trì, Khánh Hoà, Bến Tre.
    1.3. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Làng trẻ em SOS – Nha Trang.
    Nhằm thực hện Công Ước Quốc Tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991 – 2000, thực hiện chương trình Quốc gia Bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoản cảnh khó khăn do chính phủ giao cho Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em chủ trì phối hợp với các nghành chức năng thực hiện.
    Cùng với đặc thù kinh tế – xã hội của tỉnh Khánh Hoà và tình hình trẻ em nói chung, theo sau đó là việc phát triển các làng trẻ em SOS ở khắp các tỉnh thành trên cả nước của tổ chức SOS thế giới, cùng với một loạt các dự án của Làng trẻ em SOS,
    Giai đoạn năm 1992 – 1995, do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước đang phát triển và nước ta cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Chính vì thế đã gây ra những khó khăn trong cuộc sống, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ngày một rõ rệt, tình hình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn gia tăng, đặc biệt là đối tượng trẻ mồ côi, trẻ không nơi nương tựa, trẻ lang thang cơ nhỡ, trẻ là con của gia đình có cha hoặc mẹ mất do tệ nạn xã hội, trẻ thuộc hộ nghèo, thất học .Việc chăm sóc các đối tượng trẻ em này là một vấn đề xã hội cấp thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...