Thạc Sĩ Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song Hồ,
    huyện Thuận Thành, Bắc Ninh: hiện trạng
    và hướng phát triển

    Nguyễn Thị Hạnh

    Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển
    Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học; Mã số: 60 31 60
    Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Chí Bền
    Năm bảo vệ: 2012

    Abstract. Khái quát các nét cơ bản nhất về vị trí địa lý, điều kiện dân cư, xã hội, cũng
    như lịch sử làng nghề, lịch sử nghề tranh và một số nét văn hóa dân gian, văn hóa vật
    chất và văn hóa tinh thần của làng nghề Đông Hồ. Nghiên cứu một số đặc điểm về nội
    dung, nghệ thuật và quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ ở Việt Nam. Phân tích thực
    trạng biến đổi và và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng
    mai một của nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ hiện nay.

    Keywords. Văn hóa dân gian; Tranh Đồng Hồ; Việt Nam học; Văn hóa Việt Nam

    Content.

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tranh dân gian - di văn hóa quý giá được hình thành qua nhiều thế hệ, nó
    không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm linh và cảm thụ mỹ thuật của nhân dân
    lao động mà còn chứa đựng những nội dung nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách trong
    cuộc sống đời thường. Tranh dân gian ở miền Bắc có ba dòng chính: tranh điệp Đông
    Hồ (Bắc Ninh), tranh thờ Hàng Trống (Hà Nội), tranh đỏ Kim Hoàng (Hà Tây cũ),
    từ bao thế kỷ qua đã góp vào dòng chảy chung của mỹ thuật dân gian Việt Nam, tạo
    nên một vẻ đẹp không thể thiếu được cho lịch sử văn hóa dân tộc.
    Làng Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng vùng Kinh Bắc bởi những sắc thái văn hóa
    rất riêng và độc đáo như thế. Đồng thời, Đông Hồ còn được biết đến bởi đó là một
    trung tâm sản xuất tranh dân gian lớn, là làng nghệ thuật dân gian lâu đời. Tranh khắc
    gỗ Đông Hồ là loại hình nghệ thuật tranh dân gian, xuất hiện khá sớm, theo nguồn cơ
    sở đáng tin cậy thì ít nhất cũng hơn năm thế kỷ tồn tại. Tranh Đông Hồ đã tồn tại
    thực sự trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta, là món ăn tinh thần không
    thể thiếu được của người nông dân Việt Nam qua nhiều thế kỷ.
    Trong quá trình phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, tranh Đông Hồ
    chiếm một vị trí đáng kể, là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều họa sỹ và nhà điêu
    khắc. Mặc dù Đông Hồ nổi tiếng về sản xuất tranh dân gian và làm hàng mã, song từ
    trước đến nay các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến nghề làm tranh, ít quan tâm 2
    đến nghề làm mã, hoặc chỉ quan tâm một cách sơ lược, không đặt nó trong bối cảnh
    chung hay tương quan với nghề tranh. Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu
    chuyên sâu về vấn đề này. Hiện nay, nghề làm tranh ở Đông Hồ đang có nguy cơ mai
    một.
    Việc khôi phục và duy trì một làng nghề cổ truyền là một vấn đề rất quan trọng,
    rất cấp thiết, vừa có ý nghĩa bảo tồn các giá trị truyền thống, vừa là mặt hàng xuất
    khẩu quan trọng. Hơn nữa, từ trước đến nay tuy đã có nhiều bài viết về tranh dân
    gian Đông Hồ, song chưa có nhiều công trình nghiên cứu trên diện rộng và sâu về
    làng Đông Hồ, nhất là từ góc độ văn hóa dân gian với ý nghĩa là một làng nghề
    truyền thống với những biến đổi gần đây của một dòng tranh dân gian. Từ những nội
    dung khách quan đó, chúng tôi chọn đề tài: Làng tranh dân gian Đông Hồ, xã Song
    Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh: Hiện trạng và hướng phát triển làm luận văn
    tốt nghiệp cao học của mình.
    2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
    2.1 Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên và xã hội trong quá trình hình thành và phát triển
    làng nghề tranh dân gian Đông Hồ. Tìm hiểu những đóng góp của nghề làm tranh
    trong việc hình thành sắc thái diện mạo văn hóa làng và giá trị văn hóa nghệ thuật
    của nó trong nền văn hóa hiện đại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu để tìm ra nguồn
    gốc lịch sử làng cũng như các nét đặc trưng trong sinh hoạt, phong tục và hội hè, lễ
    thức ở Đông Hồ.
    Luận văn chúng tôi cũng đi sâu, tập trung làm rõ thực trạng làng nghề làm tranh
    hiện nay trước thay đổi của hoàn cảnh.
    Chúng tôi còn tập trung vào một số định hướng hay những khuyến nghị để bảo
    tồn và phát triển làng Đông Hồ trong giai đoạn hiện nay.
    2.2 Phạm vi nghiên cứu
    Dưới góc độ văn hóa và nghệ thuật, làng tranh Đông Hồ sẽ được nghiên cứu và
    khảo sát từ nhiều bình diện khác nhau.
    Phần làng: Chúng tôi tập trung tìm hiểu về vị trí địa lý, địa hình, lịch sử, dân
    cư, truyền thống văn hóa, di tích lịch sử, hội hè, phong tục tập quán, .
    Phần nghề: Tìm hiểu quá trình phát triển của nghề làm tranh qua các thể loại, đề
    tài, quy trình kỹ thuật, Trong đó, luận văn đặc biệt nhấn mạnh về nghề làm tranh,
    về lịch sử ra đời cũng như giá trị nghệ thuật và nội dung của tranh dân gian Đông Hồ.
    Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát hiện trạng biến đổi của làng tranh và nghề làm
    tranh dân gian trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, chúng tôi bước đầu đưa ra một số
    khuyến nghị, giải pháp để bảo tồn và phát triển nghề làm tranh dân gian trong tương
    lai không xa, đến năm 2020.
    3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Làng nghề là một đề tài khoa học khá hấp dẫn về mặt lý thuyết và thực tiễn nên
    từ lâu đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ta đã và đang có rất
    nhiều hoạt động nghiên cứu cũng như có nhiều dự án khoa học, ấn phẩm về các làng
    nghề thủ công nghiệp của các cá nhân, các nhà khoa học 3
    Trước hết phải kể đến các cuốn sử thời phong kiến, như Đại Việt sử ký toàn thư
    của Sử quán triều Lê (15), Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử
    quán triều Nguyễn [42], hay các sách địa chí (quốc chí, tỉnh chí, xã chí), như Dư địa
    chí của Nguyễn Trãi [56], Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn
    [43], Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú [11]; các cuốn tỉnh chí, xã
    chí đều nói đến các làng nghề và các sản phẩm nghề ở từng vùng quê trong cả
    nước. Đây là nguồn sử liệu quan trọng khi tìm hiểu, nghiên cứu về nghề và làng nghề
    truyền thống nói chung.
    Thứ hai là các công trình nghiên cứu về lịch sử các ngành nghề, về các làng
    nghề và vùng nghề khác nhau, như ba tập Nghề cổ truyền do Sở Khoa học công nghệ
    và Môi trường và Sở VHTT Hải Hưng biên soạn và xuất bản [47], Quê gốm Bát
    Tràng của Đỗ Thị Hảo [22], Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề;
    Làng nghề, phố nghề Thăng Long- Hà Nội của hai tác giả Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị
    Hảo (2000), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam của Bùi Văn Vượng [67],
    Tác giả Chu Quang Trứ với cuốn sách Tìm hiểu các nghề thủ công điêu khắc
    cổ truyền [60]. Tác giả tập trung chú ý giới thiệu các nghề thủ công nghệ thuật hay
    còn gọi là thủ công mỹ nghệ, với vấn đề đặt ra là giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá
    trong các nghề truyền thống đó. Tác giả Bùi Xuân Đính (chủ biên), Viện Khoa học
    xã hội Việt Nam, Viện Dân tộc học, với cuốn sách Làng nghề thủ công huyện Thanh
    Oai (Hà Nội)- truyền thống và biến đổi [16]. Gần đây có các công trình sách và bài
    viết trên các báo, tạp chí về làng nghề như: 36 làng nghề Thăng Long - Hà Nội của
    Lam Khê, Khánh Minh [30]; Nghệ nhân làng nghề Thăng Long Hà Nội của Nguyễn
    Thọ Sơn, [48]; 36 nghệ nhân Hà [62]; Các ngành nghề Việt Nam của Vũ Ngọc
    Khánh, 2010 [29]; Nghề chổi đót ở Phổ Phong của Tạ Doãn Cường, [13]
    Đặc biệt đã có rất nhiều bài viết trên các trang báo điện tử hàng ngày luôn cập
    nhật về hiện trạng làng nghề truyền thống, về những đổi thay hay xu hướng vận
    động, phát triển của làng nghề nói chung và làng tranh Đông Hồ nói riêng như: Bài
    “Tranh xuân, mời đến Đông Hồ” trên trang điện tử Vietbao.vn, đăng ngày 11/2/2005.
    Bài “Chơi tranh và sống bằng tranh” cũng trên trang điện tử Vietbao.vn – Mạng
    thông tin Việt Nam ra thế giới- đăng ngày 21/5/2007. Bài “Dung dị làng tranh Đông
    Hồ” đăng trên báo điện tử Thanh Niên online- diễn đàn của Hội liên hiệp Thanh niên
    Việt Nam, ngày 17/2/2010, chuyên mục “Văn hóa- nghệ thuật .
    Thời Pháp thuộc, tranh dân gian đã được các học giả nước ngoài quan tâm,
    tìm hiểu, nghiên cứu, đặc biệt là các học giả người Pháp, Đức, Nga. Trong số đó,
    phải kể đến công lao đóng góp của học giả người Pháp là Maurice Durand. Sau
    nhiều năm nghiên cứu, ông tập hợp tư liệu để in thành cuốn sách lấy tiêu đề là
    Tranh dân gian Việt Nam (Imagerie populaire Vietnamienne, Paris, 1960), sách
    dầy gần 500 trang. Một cuốn sách đặc biệt quan trọng khác của tác giả Henri Oger
    (tái bản 2009)- Technique du people annamite- Mechanics and Crafts of the
    Annamites - Kỹ thuật của người An Nam, tập I, II, III, [19].
    Từ khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, tranh dân gian Việt Nam được giới
    thiệu rộng rãi ở trong và ngoài nước. Hơn 40 năm qua, đã có rất nhiều bài viết, các 4
    cuốn sách về tranh dân gian nói chung, tranh dân gian làng Đông Hồ nói riêng. Nhà
    nghiên cứu Nguyễn Bá Vân có công sưu tầm một hệ thống thư mục các sách, báo, tạp
    chí nói về tranh dân gian, với số lượng khá lớn. Cuốn Tranh dân gian Việt Nam của
    hai tác giả Nguyễn Bá Vân và Chu Quang Trứ xuất bản năm 1984 [63], là cuốn sách
    đầu tiên mang tính hệ thống về đề tài này do người Việt Nam biên soạn, sách dầy 120
    trang. Nội dung các công trình, bài viết đã công bố đề cập nhiều vấn đề khác nhau
    như: nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, các thể loại, tinh thần dân tộc, Tuy nhiên, hầu
    như chưa có cuốn sách nào khảo sát chuyên sâu về Đông Hồ từ góc nhìn văn hóa dân
    gian với tư cách là một làng nghề truyền thống đang trên đà biến đổi.
    Như vậy, thực tế nghiên cứu về làng xã, làng nghề nói chung và làng nghề tranh
    dân gian Đông Hồ nói riêng rất đa dạng, phong phú về đề tài, thể loại. Điểm qua một
    cách khái quát những công trình đi trước có thể giúp cho luận văn có được tính hệ
    thống và sự kế tục lịch sử nghiên cứu. Tiếp nối truyền thống quý báu đó, luận văn sẽ
    vừa kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó làm nguồn tư liệu quý, đồng thời vừa
    có đóng góp mới cho tư liệu nghiên cứu nói chung.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp trong nghiên cứu khoa học xã hội bao
    gồm các phương pháp cụ thể và phương pháp liên ngành.
    Các phương pháp khoa học cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm:
    Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin; Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Tác giả
    đi vào phân tích tài liệu dựa trên các kết quả, công trình nghiên cứu của đồng
    nghiệp đi trước, như các tài liệu từ nguồn tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành,
    tác phẩm khoa học, tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành, tài liệu lưu trữ, thông
    tin đại chúng v .v; Phương pháp thực nghiệm: quan sát, điều tra tại cộng đồng làng
    xóm của Đông Hồ.
    Phương pháp liên ngành được sử dụng đó lµ sự kết hợp giữa phương pháp địa
    văn hóa và phương pháp vùng văn hóa. Kết quả thu được từ những phương pháp độc
    lập như điền dã, khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu, Chúng tôi sử dụng tư duy lô gic
    và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu, mong muốn làm rõ làng Đông Hồ là một
    đối tượng nghiên cứu thuộc vùng văn hóa cụ thể, vùng Kinh Bắc, có lịch sử truyền
    thống lâu đời, trải qua bao biến đổi thăng trầm, đến nay, làng Đông Hồ vẫn đứng
    vững và phát triển trong xu thế chung của thời đại.
    5. Đóng góp của đề tài
    Bước đầu, luận văn trình bày về lịch sử ra đời, phát triển của dòng tranh dân
    gian Đông Hồ trong bối cảnh lịch sử của tranh dân gian Việt Nam, góp tiếng nói
    riêng trong nghiên cứu tranh dân gian nước ta. Luận văn còn nêu rõ thực trạng làng
    nghề, nghề làm tranh và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm khắc phục tình
    trạng mai một của nghề làm tranh dân gian ở Đông Hồ hiện nay.
    6. Bố cục luận văn
    Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm có 3 chương:

    5
    Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát làng tranh dân gian Đông Hồ.
    Chương 1 của luận văn nêu lên một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận văn
    và điểm qua các nét cơ bản nhất về vị trí địa lý, điều kiện dân cư, xã hội, cũng như
    lịch sử làng nghề, lịch sử nghề tranh và một số nét văn hóa dân gian, văn hóa vật chất
    và văn hóa tinh thần của làng nghề Đông Hồ.
    Chương 2: Tranh dân gian Đông Hồ.
    Nội dung chính của chương này nêu khái quát một số đặc điểm về nội dung,
    nghệ thuật và quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ.
    Chương 3: Thực trạng biến đổi và định hướng phát triển làng tranh dân gian
    Đông Hồ đến năm 2020.
    Chương 3 gồm hai phần, phần 1 nêu lên một số thực trạng của nghề làm
    tranh và làng nghề Đông Hồ; phần 2, luận văn đi sâu phân tích một số giải pháp,
    kiến nghị để bảo tồn và phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ.
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT LÀNG TRANH DÂN GIAN
    ĐÔNG HỒ
    1.1 Một số khái niệm cơ bản
    1.1.1 Khái niệm “làng nghề”
    Nhóm tác giả Mai Thế Hởn, GS. TS Hoàng Ngọc Hòa, PGS. TS Vũ Văn Phúc
    đã tổng hợp ba quan niệm về làng nghề [26; tr 11,12]:
    Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều
    hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu.
    Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đấy
    không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công,
    nhiều khi cũng là người làm nghề nông. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã
    tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng
    nghề hay phố nghề ở nơi khác.
    Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các
    nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên
    kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh
    nghiệp vừa và nhỏ, và có cùng tổ nghề.
    Từ ba quan niệm trên chúng ta có thể thấy khái niệm về làng nghề đều liên
    quan đến các nghề thủ công cụ thể. Nhóm tác giả từ đó đã tóm lược bằng một định
    nghĩa, mà chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này: Làng nghề là một cụm dân
    cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông
    nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao
    trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng [26; tr 13].
    1.1.2 Khái niệm “nghề thủ công truyền thống”
    Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006, mục giải thích từ ngữ có
    ghi rõ: Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
    phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có
    nguy cơ bị mai một, thất truyền [52; theo website: www.vca.org.vn]. Chúng tôi đồng
    tình với quan điểm về nghề truyền thống này. 6
    1.1.3 Khái niệm “làng nghề truyền thống”
    Nhóm tác giả Mai Thế Hởn, GS. TS Hoàng Ngọc Hòa, PGS. TS Vũ Văn Phúc
    đã nêu ra định nghĩa: “Làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều
    nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và
    đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó
    được truyền từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của
    thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền,
    tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã
    chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề
    đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường” [26; tr
    15]. Chúng tôi đồng tình với định nghĩa này về làng nghề truyền thống.
    1.1.4 Khái niệm “tranh dân gian”
    Có nhiều cách hiểu khác nhau về tranh dân gian Việt Nam. Theo định nghĩa của
    vi.wikipedia.org: Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình mỹ thuật cổ truyền của
    dân gian Việt Nam Tranh ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người
    dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của người dân nơi thôn dã. Tranh dân
    gian cũng phản ánh những gì gần gũi, thân thiết với người dân hay cả những điều
    thiêng liêng cao quý trong các tranh thờ. Có cách hiểu khác khá đơn giản: tranh dân
    gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong dân gian [blogspot.com]. Một định
    nghĩa khác của ông Philippe Le Failler, “Tranh dân gian Việt Nam được hiểu là
    những tranh khắc làm từ những bản khắc gỗ được trang trí và đôi khi được tô điểm
    thêm những câu chú giải viết tay để tạo ra nhiều tranh có đề tài khác nhau ” [41, tr
    28, 29].
    1.1.5 Khái niệm “du lịch làng nghề”
    Du lịch làng nghề trong những năm gần đây đang được xem là một loại hình du
    lịch “homestay” được nhiều nước trên thế giới và một số điểm trong nước áp dụng
    rất hiệu quả. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó vụ trưởng, Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch
    cho rằng: Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân
    văn có ý nghĩa đặc biêt quan trọng, bởi các sản phẩm của nó luôn bao hàm cả giá trị
    vật thể và phi vật thể [theo hiephoilangnghevietnam.apps.vn]. Như vậy, du lịch làng
    nghề là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi các
    sản phẩm của nó luôn bao hàm cả giá trị vật thể và phi vật thể. Ở đó, du khách không
    chỉ đến xem, tham quan, mua sắm, mà còn được trực tiếp tham gia các công đoạn sản
    xuất thủ công và tự trải nghiệm, khám phá.
    1.2 Khái quát làng Đông Hồ
    1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
    Làng Đông Hồ cách Hà Nội khoảng 35km. Theo đường Quốc lộ 5 khoảng
    14km rẽ trái, đi qua các phố Sủi, phố Keo, phố Dâu, đến ngã tư Đông Côi rẽ trái, đi
    thẳng, khoảng 3km sẽ tới phố Hồ (thị trấn Hồ), tiếp tục rẽ trái khoảng 1km là tới làng
    Đông Hồ. Đông Hồ là một làng nhỏ, nằm bên sông Thiên Đức (sông Đuống)1, bên cạnh
    đường giao thông nối xứ Bắc (Hà Bắc cũ) với xứ Đông (Hải Dương), là hai vùng đất
    cổ trù phú của châu thổ sông Hồng. Làng Đông Hồ cách bến phà Hồ 500m theo
    đường chim bay, về phía Đông, thuyền bè xuôi ngược cập bến thuận tiện. Phía Đông
    của làng giáp thị trấn Hồ, phía Tây giáp xã Đại Đồng Thành, phía Nam giáp xã Gia
    Đông, phía Bắc nằm dọc theo đê sông Đuống. Vị trí này của làng Đông Hồ khá thuận
    lợi cho việc giao thông, giao thương với những vùng xung quanh, trong đó có thủ đô
    Hà Nội.
    Xét về vị trí địa lý- lịch sử, Đông Hồ nằm trong một quần thể các di tích lịch
    sử nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Phía Bắc làng là sông Thiên Đức, tiếp giáp với xã Đại
    Đồng Thành có đền thờ Kinh Dương Vương, cách đó khoảng 1km là chùa Bút Tháp.
    Phía Tây Nam có thành Luy Lâu và chùa Dâu, là trung tâm Phật giáo lớn thời Bắc
    thuộc. Phía Nam giáp đồng ruộng, theo đường chim bay hơn 3km nhìn thẳng sang là
    làng Tam Á, có lăng Sĩ Nhiếp, phía Đông có núi Thiên Thai. Như vậy, Đông Hồ nằm
    ở trong quần thể di tích lịch sử văn hóa có quy mô to lớn và phong phú vào bậc nhất
    nước ta trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Đó là khu di tích lịch sử- văn
    hóa Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự và thương mại
    của quận Giao Chỉ và Châu Giang dưới thời Bắc thuộc. Luy Lâu cũng là một trong
    ba trung tâm văn hóa, trung tâm Phật giáo lớn ở phương Đông trong thời đế chế Hán.
    1.2.2 Cơ cấu dân cư
    Theo địa giới hành chính hiện nay, xã Song Hồ gồm 4 thôn: Đông Khê, Đạo
    Tú, Tú Tháp và Lạc Hoài. Thôn Đạo Tú còn gọi là làng Đạo Tú, thôn Tú Tháp gọi
    là làng Tháp và thôn Lạc Hoài còn gọi là Ấp Hồ.
    Thôn Đông Khê gồm 4 đội sản xuất (còn gọi là 4 xóm). Đội 1 và đội 2 thuộc
    làng Đông Hồ cũ. Đội 3 thuộc làng Khê cũ. Đội 4 thuộc làng Đạo Tú.
    Tính đến cuối năm 1999, toàn xã có 4799 nhân khẩu, đều là dân tộc Kinh - (ứng
    với 1078 hộ, trong đó có 2.032 lao động) và 464 mẫu diện tích đất tự nhiên và đất
    canh tác. Trong đó Đông Hồ chỉ có 748 nhân khẩu (183 hộ) với diện tích đất canh tác
    là 224 000 m2. So sánh diện tích đất canh tác với số nhân khẩu ở Đông Hồ có thể
    tính được bình quân diện tích đất canh tác, chưa được 1 sào (gần 300m2/ người; 1
    sào Bắc Bộ = 360m2) cho một đầu người. Theo số liệu năm 2002, diện tích đất tự
    nhiên là 335,85 ha, trong đó đất canh tác nông nghiệp là 215,86 ha, đất ở là 18,35 ha,
    các loại đất khác là 103,64 ha.
    1.2.3 Lịch sử hình thành làng Đông Hồ
    1.2.3.1 Lịch sử và tên gọi làng Đông Hồ
    Không có một tài liệu, văn bia nào ghi chép về quá trình hình thành và phát
    triển của các làng xã Song Hồ cũng như làng Đông Hồ thời cổ. Song qua những hiện
    vật cổ, văn bia, những huyền tích, truyền thuyết, phong tục tập quán .hiện có, bước
    đầu chứng minh một thời mở đầu khai phá, tạo lập lên những làng xóm hôm nay.
     
Đang tải...