Thạc Sĩ Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục (Luận văn dài 103 trang có File WORD)

    Mở đầu

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH 6


    1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch 6
    1.2. Mối quan hệ giữa làng nghề truyền thống và hoạt động du lịch 10
    1.3. Kinh nghiệm trong việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền
    thống phục vụ du lịch ở một số địa phương và một số nước 35


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

    2.1. Khái quát về du lịch và nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của các làng
    nghề truyền thống của du khách ở tỉnh Thừa Thiên Huế 44
    2.2. Tình hình hoạt động của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế 49


    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ DU LỊCH Ở
    TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 70


    3.1. Phương hướng khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống nói chung và các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế 70
    3.2. Các giải pháp cơ bản để khôi phục và phát triển các làng nghề
    truyền thống nhằm phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế 86
    Một số đề xuất và kiến nghị
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo

    Danh Mục bảng

    Bảng 2.1: Danh mục các địa phương có làng nghề và đặc điểm 50 của các làng nghề
    Bảng 2.2: Mức độ hoạt động sản xuất của các làng nghề từ năm 2000 đến nay
    Bảng 2.3: Số lượng các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch 56
    Bảng 2.4: Mức độ hoạt động phục vụ du lịch của các làng nghề truyền thống từ năm 2000 đến tháng 1 năm 2009
    Biểu đồ2.1:Tỷ trọng hoạt động sản xuất của các làng nghề từ năm 2000
    đến nay
    Biểu đồ2.2:Mức tăng làng nghề từ 2000- 2009
    Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động của các làng nghề truyền thống phục
    59 vụ du lịch từ năm 2000 đến tháng 1 năm 2009

    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong tiến trình lịch sử phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ khi nhà Nguyễn chọn đất Huế làm đất định đô, hệ thống làng xã nông thôn của Thuận Hóa ư Phú Xuân lúc bấy giờ đã có những chuyển động cùng với sự ra đời của những phố chợ, bến cảng đặc biệt nhu cầu trao đổi hàng hóa đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề thủ công nghiệp; sau đó quá trình hình thành và phát triển của làng nghề thủ công nghiệp cũng đồng thời là quá trình thu hẹp dần kinh tế nông nghiệp và đổi mới diện mạo nông thôn theo huớng nghề và làng nghề gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế ư xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống.
    Nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa Huế, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế ư xã hội, nhất là đối với các vùng nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, làng nghề truyền thống góp phần vào sự phân công lao động trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam truyền thống thành ba ngành công ư nông ư thương nghiệp. Cơ cấu kinh tế này đã thực sự tạo cho làng xã Việt Nam có thế ổn định lâu dài, vững chắc, thậm chí cho đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỉ XXI với những tiến bộ khoa học công nghệ tác động vào cũng không làm cho nó thay đổi đáng kể. Vì vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế và văn hóa giữa các nuớc ngày càng phát triển, việc bảo tồn và phát triển các đặc trưng văn hóa của một vùng, một quốc gia là điều vô cùng quan trọng, nó vừa giữ gìn, phát triển được truyền thống văn hóa của dân tộc để có thể “ hòa nhập quốc tế nhưng không hòa tan”, vừa góp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho dân cư và đổi mới bộ mặt nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ư nông thôn phải gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới, trong đó phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề là một trong những nhân tố có tính quyết định bởi vì phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải tạo và giữ gìn môi trường sinh thái trong các cộng đồng dân cư nhất là trong quá trình phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái và du lịch làng nghề, cải thiện và nâng cao mức sống cho cư dân nông thôn.
    Để phát huy truyền thống của một vùng đất có bề dày lịch sử phát triển nghề và làng nghề truyền thống phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế ư xã hội của địa phương trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, với lợi thế do thiên nhiên ban tặng cho vùng đất kinh thành Huế một quần thể di tích văn hóa lịch sử, sinh thái thì việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan cần thiết để giúp cho kinh tế du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nói riêng và của cả nước nói chung.
    Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá và đô thị hoá.
    Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng.
    Nhiều du khách nước ngoài đã rất thích thú khi tham gia các tour du lịch làng nghề. Họ từng cho biết lý do thích thăm làng nghề ở Việt Nam vì được ngắm nhìn phong cảnh làng quê yên bình, được tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với những nghệ nhân, nông dân và có khi còn được trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất sản phẩm thủ công.
    Huế là cố đô duy nhất còn giữ lại gần như nguyên vẹn một tổng thể kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với các công trình kiến trúc độc đáo được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
    Với những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng cho Huế thì kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tài nguyên du lịch ở Huế rất phong phú và đa dạng đã tạo nên sự đa dạng của nhiều loại hình du lịch như: tham quan, chữa bệnh, an dưỡng, học tập, thể thao, tín ngưỡng, lễ hội, làng nghề truyền thống

    Vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những điểm đến của phần lớn khách du lịch trong và ngoài nước và trong những năm gần đây loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở đây ngày càng đặc biệt hấp dẫn đối với du khách.
    Nghề và làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế ra đời, tồn tại và phát triển luôn gắn liền với những bước thăng trầm của trên 310 năm lịch sử Thuận Hóa ư Phú Xuân ư Huế hôm nay. Tuy nhiên, việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế chưa được chú trọng và chưa khai thác hết tiềm năng nhằm đưa vào phục vụ du lịch ở tỉnh này.
    Với lý do như vậy nên tôi chọn Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huếlàm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...