Luận Văn Làng nghề ở Thanh Hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 28/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu




    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Làng nghề hiện có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát triển làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị, xã hội. Việc khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, huy động và khai thác tiềm năng về lao động, nguồn vốn trong nhân dân để phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm, xoá đói - giảm nghèo, tác động đến việc phân công lại lao động xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống người dân.
    Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề được khôi phục và phát triển. Thực hiện chủ trương đó các địa phương đã phát triển cụm công nghiệp làng nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Cùng với sự phát triển các làng nghề, nghề truyền thống của cả nước, làng nghề ở tỉnh Thanh Hoá cũng được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng về quy mô và đa dạng về ngành nghề. Song hiện nay sự phát triển của các làng nghề ở Thanh Hoỏ còn mang tính chất tự phát, sản xuất nhỏ manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp. Một số ngành hàng có tiềm năng như thủ công mỹ nghệ, hàng lâm sản chế biến còn kém phát triển chưa có doanh nghiệp đầu mối, không tự tạo được thị trường phải chấp nhận gia công. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở sản xuất còn thiếu và yếu, trình độ chưa cao, tay nghề của người lao động thấp Do vậy, nếu cứ để tỡnh trạng này kộo dài thỡ cỏc làng nghề ở Thanh Hoỏ khụng thể đáp ứng yờu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, đề tài: " Làng nghề ở Thanh Hoỏ trong hội nhập kinh tế







    quốc tế " được học viên lựa chọn để nghiờn cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc


    sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.


    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


    Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở những khía cạnh và phạm vi khác nhau.
    - Đề tài cấp Bộ "Bảo tồn và phát triển các làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa" của Viện Kinh tế học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, tháng 12 năm 1999.
    - Đề tài khoa học cấp nhà nước có mã số KC.08.09 "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam" do PGS.TS Đặng Kim Chi làm chủ nhiệm nghiên cứu chuyên sâu về môi trường làng nghề nói chung.
    - Đề tài nghiên cứu khoa học do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIKA) và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì: " Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH, HĐH nông thôn Việt Nam" tháng 9 năm 2003.
    - Đề tài "Hoàn thiện các giải pháp kinh tế - tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng" của Học viện Tài Chính (Bộ tài chính), năm 2004.
    - Luận án tiến sĩ của tác giả Mai Thế Hởn với đề tài " Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH,HĐH vùng ven thủ đô", năm 2000.
    - Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Yến với đề tài: " Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH", năm 2003.







    - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Tuấn với đề tài: " Nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", năm 2006.
    - Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Văn Chăm với đề tài: " Tiểu thủ


    công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình CNH, HĐH", năm 2006.


    Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham luận tại các hội thảo quốc tế và trong nước, đề cập đến sự phát triển của các làng nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung khác nhau.
    Nhìn chung, các công trình và bài viết trên đã có cách tiếp cận khác nhau về việc bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Việt Nam nói chung, một tỉnh nói riêng trong những năm gần đây. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu việc phát triển làng nghề ở Thanh Hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị. Đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng lắp với các công trình khoa học đã nghiên cứu.


    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn


    Mục đích nghiên cứu của luận văn: làm rõ vị trí, vai trò, thực trạng của các làng nghề ở Thanh Hoá hiện nay từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển nhanh các làng nghề ở Thanh Hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hoá và phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển làng nghề ở Thanh Hoá, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển các làng nghề ở Thanh Hoá trong thời gian tới.


    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên


    quan đến làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong quá trình hội nhập kinh







    tế quốc tế. Sự phát triển của làng nghề được xem xét dưới góc độ chính trị, tức là sự thay đổi các quan hệ kinh tế và những nhân tố ảnh hưởng tới tiến trình phát triển làng nghề.
    Phạm vi nghiên cứu: nghiờn cứu về làng nghề cú phạm vi rất rộng, do thời gian cú hạn, nờn luận văn giới hạn chỉ nghiờn cứu cỏc làng nghề tiểu thủ cụng nghiệp trờn địa bàn Thanh Hoỏ từ năm 2000 đến 2007.
    5. Phương pháp nghiên cứu


    Đề tài nghiên cứu sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương chớnh sỏch của Đảng và Nhà nước về khoa học kinh tế, phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Ngoài ra, để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu tác giả còn sử dụng các phương pháp khoa học như: điều tra, khảo sát, so sánh, phân tích tổng hợp, thống kê, lô gíc học để phân tích lý giải các nội dung của luận văn.


    6. Đóng góp của luận văn


    Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển các làng nghề ở Thanh Hoá, đặc biệt phân tích những yếu tố tác động tới phát triển các làng nghề trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...