Sách Làng Lại Đà Xưa Và Nay (Nguyễn Phú Sơn)

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên sách : Làng Lại Đà Xưa Và Nay
    Tác giả : Nguyễn Phú Sơn
    Thể loại : Tùy búy - Biên khảo
    Nhà xuất bản : Lao Động
    Năm xuất bản : 2004

    Lời nói đầu

    Mỗi người đều có một quê hương. Quê hương là tiếng gọi thân thương, để nhớ, để tự hào về cội nguồn, về nơi ta đã sinh ra và lớn lên, cuốn sách giới thiệu về những sự kiện, những con người, những công trình xưa và nay trên mảnh đất làng Lại Đà.
    Là vùng đất có truyền thống lịch sử - văn hoá, thế kỷ XV, làng Lại Đà có cụ Vương Khắc Thuật đậu hàng Tam khôi; vào cuối thời Lê, đầu Nguyễn có cụ Ngô Tuấn được xếp vào bậc danh thần trấn Kinh Bắc. Sau này, còn rất nhiều người đỗ Cử nhân, Tú tài, góp phần làm cho Lại Đà là đất văn hiến trong xứ Đông Ngàn hay chữ. Thế hệ ngày nay đã kế tục rất xứng đáng truyền thống “văn hiến” xưa của làng, với rất nhiều người có học hàm, học vị Giáo sư, Tiến sỹ và cương vị lãnh đạo cao trong xã hội.
    Người Lại Đà có quyền tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp, ngay từ đầu thế kỷ XX, đã có những chí sỹ trên quê hương Lại Đà tham gia phong trào Văn Thân chống Pháp. Tiếp đó rất nhiều người sớm giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào Việt Minh, cùng cả dân tộc thực hiện thành công cuộc cách mạng Tháng 8. Chín năm kháng chiến chống Pháp, bao con người quả cảm trên mảnh đất này đã hy sinh cả tính mạng, hoặc một phần xương máu, để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ và bảo vệ biên giới, rất nhiều thanh niên Lại Đà hăng hái ra trận, nhiều người anh dũng hy sinh; còn người ở hậu phương thì đều chắc tay súng, vững tay cày, vừa chiến đấu, vừa là chỗ dựa vững chắc cho con em chiến đấu ngoài tiền tuyến. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, bộ mặt xóm làng đổi thay nhanh chóng, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, xuất hiện nhiều nhà kinh doanh, làm ăn thành đạt.
    Trải qua cả nghìn năm, quê hương Lại Đà với bao thăng trầm, hưng vong, kể cả những phút giây bi thương. Do sử liệu, cứ liệu để lại còn quá ít, nên cuốn sách không thể nào nói hết được lịch sử quê mình. Việc làm này là một sự khởi đầu, không thể tránh khỏi những điều sơ lược và khiếm khuyết. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự quan tâm và lượng thứ của dân làng về những mặt còn hạn chế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...