Luận Văn Làng dệt Mã Châu – xưa và nay

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Bống Hà, 7/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mục đích nghiên cứu

    Người Việt từ xưa (và cho đến nay) đa phần là nông dân. Môi trường sống của họ là Nông thôn – Nông nghiệp – Xóm làng. Phổ xã hội Việt Nam truyền thống là Gia đình – Họ hàng – Làng nước. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, làng xã có một vai trò hết sức to lớn. Nó là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là môi trường sinh tụ và hoạt động của nông dân Việt Nam. Mỗi bước thăng trầm của dân tộc thường để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống làng xã.

    Làng nghề truyền thống là nguồn tài sản quý giá của đất nước cần được bảo tồn và phát triển. Tài sản đó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế – xã hội mà còn thể hiện nền văn hoá, văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. “Những làng nghềấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn năm) “dân biết mặt, nước biết tên”, tên làng đãđi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ trở thành di sản văn hoá dân gian”[36.372].

    Sau một thời gian mai một, hiện nay làng nghềđã vàđang được quan tâm phát triển. Sựđổi mới cơ chế quản lý cũ sang cơ chế thị trường với sựđiều tiết của nhà nước từĐại hội VI (năm 1986) đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất nói chung và các ngành nghề truyền thống nói riêng. Sự phát triển của làng nghề, đặc biệt là những ngành nghề mới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông thôn là một xu hướng tất yếu khách quan. Nhưng hiện nay vẫn còn không ít các làng nghề chưa phục hồi được sản xuất, nhiều nghề bị mai một, đội ngũ nghệ nhân ngày càng suy giảm. Các làng nghề cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức như là thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn, trang thiết bị công nghệ [2.235]. Vì vậy vấn đềđặt ra là phải tìm hiểu các làng nghề truyền thống, phải có một cái nhìn toàn thể về nó. Từđó mới có thể hoạch định những phương hướng, cách thức bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay.

    Bảo tồn làng nghề truyền thống cũng chính là bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc. Muốn bảo tồn và phát triển các làng nghề thì trước hết, chúng ta phải tìm hiểu những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề. Bởi “văn hoá”được coi “là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội” như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯĐảng (Khoá VII) đãđề ra. Những yếu tố truyền thống đó kết hợp với những yếu tố hiện đại như thế nào và vai trò của nó trong sự phát triển của làng nghề? Như vậy mới có thể bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH một cách có hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích của luận văn tốt nghiệp “Làng dệt Mã Châu – xưa và nay“.

    Khi đặt Xưa (truyền thống – theo cách hiểu thông thường là những giá trị văn hoá từ xưa để lại) và Nay (hiện đại), tôi không cóýđịnh so sánh, mà dựa trên tinh thần “ôn cố tri tân” (tìm cũđể biết mới). Bởi chỉ có hiểu biết sâu sắc về làng nghề và những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề thì khi gia nhập vào công cuộc CNH-HĐH chúng ta mới có thể phát huy tốt vai trò của làng nghề mà không làm mất đi những giá trị văn hoá riêng đặc sắc của nó.
     

    Các file đính kèm:

    • 5.doc
      Kích thước:
      483.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...