Thạc Sĩ Làng bản của người tày ở huyện trùng khánh tỉnh cao bằng

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cần được bảo tồn và phát huy. Một trong những yếu tố cần được bảo tồn là văn hoá làng bản của dân tộc thiểu số vùng niền núi phía Bắc. Tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, yếu tố làng bản của người Tày cũng có những nét truyền thống rất phong phú và đặc sắc. Làng bản dân tộc Tày vừa phải đổi mới, hiện đại nhưng cũng phải giữ được những bản sắc dân tộc và truyền thống tốt đẹp.
    Lâu nay việc tìm hiểu nghiên cứu văn hoá làng bản của các dân tộc nói chung trên phạm vi cả nước bước đầu đã đạt được những thành tựu. Tuy nhiên việc tìm hiểu làng bản của của người Tày ở Cao Bằng, tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc do nhiều nguyên nhân khách quan còn bỏ ngỏ chưa được chú ý quan tâm và việc nghiên cứu cũng chưa có hệ thống. Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu. Qua đề tài, tác giả mong muốn giúp cho thế hệ trẻ ở huyện gắn bó sâu sắc hơn với quê hương, để từ đó có những việc làm thiết thực góp phần xây dựng quê hương Trùng Khánh ngày càng giàu đẹp hơn.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi được thừa hưởng rất ít các kết quả nghiên cứu của những người đi trước bởi vì chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề nói trên một cách trực tiếp hay gián tiếp.

    Ở vùng Tày, Nùng ở Việt Bắc cũng có những tác giả là những nho sĩ quan sát ghi chép về đất nước, núi sông và con người ở đây như: Phan Lê Phiên ( 1973-1809) viết “ Cao Bằng Lục”, Phạm An Phủ viết “Cao Bằng kí Lược”. Và cuốn sách “Cao Bằng thực lục” của tác giả Bế Hữu Cung viết năm 1810, là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về vị trí địa lý sông núi, phong tục tập quán và thành trì Cao Bằng. Năm 1920, tác giả Bế Huỳnh cho xuất bản cuốn “Cao Bằng tạp chí nhật tập”, tác phẩm đã đề cập chi tiết đến nguồn gốc, phong tục tập quán của dân tộc Tày, Nùng ở Cao bằng. Tác phẩm “Văn hoá Tày, Nùng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, tác phẩm đã đề cập đến một cách khái quát về đặc điểm của hai dân tộc Tày, Nùng trên hai phương diện lớn của nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Gần đây công trình “Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam” của tác giả Ma Ngọc Dung xuất bản năm 2005, tác phẩm đi sâu vào tìm hiểu đời sống vật chất của người Tày nói chung, cách chọn chọn thế đất của họ đề xây dựng nhà cửa, làng bản. Ngoài ra những báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –xã hội tỉnh Cao Bằng, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Trùng Khánh đến năm 2020.
    Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào cụ thể tìm hiểu, nghiên cứu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Bởi vậy còn rất nhiều vấn đề quan trọng chưa được làm sáng tỏ như: nguồn gốc dân tộc, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán đã từng tồn tại hoặc còn duy trì đến ngày nay Song chúng tôi vẫn xem thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là ý kiến gợi mở quý báu , là cơ sở để tác giả hoàn thành tốt đề tài của mình.

    3. Nguồn gốc và phương pháp nghiên cứu
    Nguồn tư liệu
    Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số sử sách và địa chỉ cổ như: “Lịch sử tỉnh Cao Bằng”, tác phẩm giới thiệu về đất và người Cao Bằng, quá trình hình thành phát triển trên mọi lĩnh vực (kinh tế, chính trị, xã hội) của tỉnh từ thời tiền sử đến nay. “Cao Bằng Thực Lục” (Bế Hữu Cung) tác phẩm gồm 4 phần, trong đó có phần ba: “Sơn Thuỷ Lục” chép lịch sử Cao
    Bằng và phần bốn: “Cương giới phong tục” chép lịch sử Cao Bằng từ đời Kinh Dương Vương đến đời Chiêu Thống và các sách tên làng bản Việt Nam đầu thế kỷ XIX còn lưu lại tại Vện Hán Nôm, Viện Sử học. Nguồn tư liệu điền dã, để thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành thực địa tại tất cả các xã thuộc huyện Trùng Khánh để quan sát địa hình, quang cảnh làng bản, đời sống văn hoá, xã hội của dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh. Từ đó giúp chúng tôi có thể tìm hiểu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
    Phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng diễn ra trong các làng bản của người Tày huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
    Phương pháp chủ yếu vận dụng trong đề tài là diễn dã lịch sử kết hợp với quan sát xã hội học nhằm làm nổi bật những đặc trưng làng bản của người Tày ở Trùng Khánh nói riêng và Cao Bằng nói chung. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp hệ thống hoá, . để nghiên cứu làng bản của người Tày ở Trùng Khánh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...