Tiểu Luận Làm thế nào để thực hiện bài thực hành Mổ và quan sát giun đất của chương trình sinh học 7 được tốt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1. Lý do chọn đề tài: (Lý do lý luận, thực tiễn, tính cần thiết)
    Trong lịch sử phát triển giáo dục của nhân loại đã có nhiều kiểu giáo dục liên tục được xuất hiện. Mỗi kiểu giáo dục đều phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đã sản sinh ra nó.
    Lịch sử giáo dục đã chứng minh giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, giáo dục luôn là thành phần trong cơ cấu thiết chế xã hội và gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu phát triển và tiến bộ của xã hội. Bất cứ xã hội nào muốn duy trì và phát triển được, xã hội đó phải tổ chức thực hiện việc giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người.
    Vấn đề có tính quy luật về mối tương quan xã hội và giáo dục ở đây chính là: Giáo dục là một nhu cầu tất yếu của xã hội trong tiến trình phát triển, xã hội sẽ tìm ra phương thức thích hợp để đáp ứng nhằm thoả mãn các yêu cầu về giáo dục để duy trì sự tồn tại và phát triển theo hướng ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
    Ở trường trung học cơ sở, môn sinh học là một trong những bộ môn góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tạo nên những con người mới; những con người lao động làm chủ tập thể. Những con người lao động mới này cần được chuẩn bị hành trang kiến thức trước khi vào đời, phần lớn họ sẽ được hướng nghiệp vào các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, Bên cạnh đó môn sinh học ở trường trung học cơ sở còn phản ánh được sự tiến hoá, sự phát triển thế giới và phù hợp với lôgic của sự phân thức, nghĩa là đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ gần đến xa, Trình tự đó quy định trước hết học giới thực vật rồi đến động vật và cuối cùng là con người. Điều đó rất có cơ sở khoa học vì thực vật trực tiếp liên hệ với giới vô cơ, giới động vật liên hệ giới thực vật, là sản phẩm cao nhất của giới hữu cơ. Do đó; bộ môn sinh học trong nhà trường trung học cơ sở có một vị trí quan trọng.
    Ở trường trung học cơ sở môn sinh học được chia thành bốn mảng cho bốn khối lớp học:
    - Lớp 6: Nghiên cứu về thực vật (hình dạng ngoài và giải phẫu)
    - Lớp 7: Nghiên cứu về động vật (hình dạng ngoài và giải phẫu)
    - Lớp 8: Nghiên cứu sinh lý người
    - Lớp 9: Di truyền học và môi trường
    Như vậy, bước vào lớp 7 học sinh sẽ được nghiên cứu về thế giới động vật từ cấu tạo đơn giản cho đến cấu tạo phức tạp. Để giúp cho học sinh lãnh hội kiến thức được đầy đủ, chuẩn xác thì các bài thực hành đóng vai trò rất quan trọng. Đặt biệt khi học sinh được quan sát giải phẫu trên vật thật.
    Ở chương trình sinh học lớp 7, bài thực hành giải phẫu đầu tiên mà học sinh được làm quen là bài thực hành: “Mổ và quan sát giun đất”. Bài thực hành giải phẫu đầu tiên này để lại cho các em ấn tượng rất sâu sắc, tạo đà cho các em có hứng thú với môn học, luôn tìm tòi, nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức, nội dung những bài học sinh học tiếp theo. Chính vì thế phải chuẩn bị cho tiết thực hành giải phẫu này thật tốt.
    Nhưng thực tế cho thấy một số tiết thực hành giải phẫu ở trường trung học cơ sở chưa được chẩn bị chu đáo, một phần do cơ sở vật chất thiếu thốn, một phần do quan niệm đơn giản hóa vấn đề của một số thầy cô. Đặc biệt là những tiết thực hành bắt đầu của chương trình động vật, do kiến thức còn đơn gỉan nên ít được chú ý.
    Mặt khác các em học sinh ở lứa tuổi 13 → 15 rất hiếu động, thích quan sát những hiện tượng thực tế. Các em ưa thích sự tìm tòi. Có khi các em đã được nghe cô thông báo giờ sau có thực hành mổ và quan sát giun đất; thái độ các em rất hào hứng. Chính vì thế mà tôi luôn suy nghĩ làm thế nào đễ thực hiện bài này được tốt.
    Đó là lý do tôi chọn đề tài: Làm thế nào để thực hiện bài thực hành “Mổ và quan sát giun đất” của chương trình sinh học 7 được tốt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...