Tiểu Luận Làm thế nào để thông tin trong xã hội học có độ tin cậy cao

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TẬP NHÓM

    Câu hỏi : Làm thế nào để thông tin trong xã hội học có độ tin cậy cao ?

    Bài làm:

    Ngày nay điều tra xã hội học cũng như các điều tra xã hội ngày càng được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực nhằm phục vụ công tác quản lý.
    Mục đích của các cuộc điều tra là thu thập thông tin nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận , lý giải những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra để ứng dụng vào cuộc sống, công tác. Do đó yêu cầu trong một cuộc điều tra xã hội học là thông tin phải chân thực và khách quan
    Để thông tin trong xã hội học có độ tin cậy cao, ta cần phải :
    1. Làm tốt giai đoạn chuẩn bị :
    Giai đoạn này có vai trò quyết định một phần lớn tới sự thành công của cuộc điều tra.
    a) Xây dựng khung lý thuyết :
    + Xác định vấn đề và đề tài nghiên cứu
    + Xác định mục đích và nhiệm vụ của cuộc điều tra
    + Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
    + Xây dựng mô hình lý luận
    Cụ thể :
    + Xác định vấn đề và tên đề tài nghiên cứu : ta giải quyết 3 vấn đề : nghiên cứu nội dung gì ? nghiên cứu đối tượng nào ? (ai?), nghiên cứu địa bàn nào ?
    + Xác định mục tiêu và nhiệm vụ cuộc điều tra : sau khi đã xác định các vấn đề và tên đề tài nghiên cứu ta phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc điều tra. Đó là tìm kiếm các thông tin để làm sáng tỏ tương quan giữa các mục đích lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên không phải cuộc điều tra nào cũng phải đều đạt được 2 mục đích đó. Có những công trình nghiên cứu mang tính chất lý luận là chủ yếu, có công trình nghiên cứu lại mang tính thực tiễn là chủ yếu. Do vậy. càng phải làm sáng tỏ mục đích của cuộc nghiên cứu, vì mục đích sẽ quy định các phương pháp tiến hành thu thập thông tin và xử lý thông tin.Nhiệm vụ của cuộc điều tra là cụ thể hóa mục đích, ta không đồng nhất mục đích và nhiệm vụ, không đề ra nhiệm vụ quá nhiều vì nhiều quá, đề tài sẽ phân tán, không tập trung (3-4 nhiệm vụ là vừa)
    b) Chọn phương pháp điều tra :
    Trong điều tra Xã hội học để thu thập thông tin được phong phú, đáng tin cậy người ta thường sử dụng một số phương pháp thông dụng :
    + Phương pháp phân tích tài liệu
    + Phương pháp phỏng vấn
    + Phương pháp ăn kết
    Mỗi phương pháp trên có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Ta phải lựa chọn cho phù hợp với đề tài điều tra.
    Do đó trong mỗi cuộc điều tra xã hội học cần phải hình thành sớm các phương pháp trong sự tương trợ với việc hình thành bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin có hiệu quả
    c. Xây dựng bảng câu hỏi :
    Bảng câu hỏi là phương tiện thu thập thông tin cá biệt theo đề tài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...