Luận Văn Làm thế nào để sản phẩm của Công ty Da giày HN có thể cạnh tranh mạnh trên thị trường nội địa?

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DA GIÀY HÀ NỘI CÓ THỂ CẠNH TRANH MẠNH TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA?LỜI NÓI ĐẦU


    Trong công cuộc thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đồng thời tham gia hội nhập nền kinh tế toàn cầu, việc phát triển các ngành công nghiệp nhằm tận dụng được lợi thế của đất nước là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với các nước đang phát triển như nước ta.


    Trong những năm gần đây ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của cả nước, ngành da giầy là một trong những ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là một trong 5 ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với mức tăng bình quân là 26,4%/năm và luôn đứng trong top 5 nước xuất khẩu giầy dép lớn nhất vào EU ( Xem Phụ lục 1: Số liệu thống kê về ngành sản xuất da-giầy của Việt Nam trong vài năm gần đây). Hiện nay cả nước có hơn 220 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép các loại. Để không ngừng phát triển và trụ vững trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam, việc tham gia vào Liên hiệp quốc, APEC, ASEAN và đặc biệt là đang phấn đấu trở thành thành viên của WTO năm 2005 cho thấy ngành da giầy Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp da giầy như Công ty Da giầy Hà Nội nói riêng cần phải có những biện pháp tháo gỡ những khó khăn và phát huy những lợi thế của ngành, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường giầy dép trong nước.


    Vừa qua trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty Da giầy Hà Nội, em nhận thấy một vấn đề được Công ty quan tâm hàng đầu là tìm cách nâng cao và hoàn thiện khả năng cạnh tranh, mở rộng tiêu thụ sản phẩm đối với thị trường trong nước trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng lớn của các doanh nghiệp giày dép Trung Quốc trên thị trường nước ta. Vì thế em đã quyết định chọn đề tài: "Làm thế nào để sản phẩm của Công ty Da giày HN có thể cạnh tranh mạnh trên thị trường nội địa?" để làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Với những kiến thức đã được trang bị tại trường, vận dụng vào thực tế ở cơ sở thực tập, em mong muốn vừa củng cố được kiến thức, vừa mở mang được tầm hiểu biết của mình trong lĩnh vực này.


    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp của em được chia thành các mục sau:
    Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Da giầy Hà Nội
    Phần 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty Da giầy Hà Nội
    Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại Công ty Da giầy Hà Nội


    Qua đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Nguyễn Mạnh Quân đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Công ty Da giầy Hà Nội, đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Lan - Trưởng phòng Kinh doanh II, chú Vũ Ngọc Tĩnh - Phó giám đốc Công ty Da giầy Hà Nội, những người đã giúp đỡ và chỉ bảo em rất tận tình trong quá trình thực tập tại Công ty.


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 3


    PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 5
    1. Sự cần thiết của việc chọn đề tài 5
    1.1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 5
    1.2. Tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh 5
    1.3. Chiến lược cạnh tranh 6
    1.4. Các chiến lược cạnh tranh cơ bản 6
    1.5. Hình thành các ý tưởng chiến lược cạnh tranh dùng ma trận SWOT 7
    2. Vấn đề cạnh tranh trong ngành da giầy Việt Nam 7
    3. Quá trình hình thành và đặc điểm của Công ty Da giầy Hà Nội 9
    3.1. Quá trình hình thành 9
    3.2. Một số đặc điểm của Công ty Da giầy Hà Nội 12
    3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 12
    3.2.2. Đôi nét về tình hình sản xuất, kinh doanh trong vài năm gần đây 16
    3.2.3. Văn hoá tổ chức Công ty 17
    3.3. Những thành tựu đạt được của Công ty 18
    3.4. Những vấn đề đặt ra cho Công ty hiện nay 18


    PHẦN 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 21
    1. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
    Công ty Da giầy Hà Nội 21
    1.1. Nguồn lực tài chính, kinh tế 21
    1.1.1. Vốn kinh doanh 21
    1.1.2. Doanh thu, lợi nhuận theo mặt hàng 23
    1.1.3. Các sản phẩm của Công ty 26
    1.2. Nguồn nhân lực của Công ty 28
    1.2.1. Thu nhập bình quân 28
    1.2.2. Trình độ công nhân, những người quản lý 29
    1.3. Công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào 30
    1.3.1 Công nghệ, dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất 30
    1.3.2 Nguyên vật liệu đầu vào 32
    1.4. Thị trường, khách hàng 33
    1.4.1. Thi trường tiêu thụ 33
    1.4.2. Khách hàng của Công ty 35
    1.5. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) 35
    1.6. Hoạt động xúc tiến, bán hàng 36
    1.6.1. Các hoạt động xúc tiến, bán hàng 36
    1.6.2. Hệ thống đại lý, cửa hàng 37
    1. 7. Đối thủ cạnh tranh 38
    1. 8. Môi trường, chính sách kinh doanh 41
    2. Tổng hợp bản điều tra về tình hình tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội của Công ty Da giầy Hà Nội 42
    3. Đánh giá chung về tình hình cạnh tranh của Công ty Da giầy Hà Nội 44
    3.1. Những thành tựu đạt được về sản xuất kinh doanh 44
    3.2. Những mặt còn hạn chế 45
    3.3. Nguyên nhân của những hạn chế đó 46
    3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 46
    3.3.2. Những nguyên nhân khách quan 47


    PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
    CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI 50
    1. Định hướng phát triển của ngành da giầy và Công ty Da giầy Hà Nội 50
    1.1. Định hướng chung của ngành 50
    1.2. Dự báo về sản xuất giầy dép thế giới và trong nước 52
    1.3. Một số mục tiêu cụ thể của Công ty Da giầy Hà Nội 54
    2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại
    Công ty Da giầy Hà Nội 55
    2.1. Về công tác dự báo và nghiên cứu thị trường 56
    2.2. Về nguồn nhân lực 57
    2.3. Về công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu 57
    2.4. Về chất lượng và thiết kế mẫu mã sản phẩm 58
    2.5. Về hoạt động xúc tiến, bán hàng 60
    2.6. Xây dựng các chiến lược cạnh tranh dựa trên ma trận SWOT 62
    2.6.1. Biểu 15: Ma trận SWOT 62
    2.6.2. Biểu 16: Hình thành các phương án kết hợp 63
    2.7. Những kiến nghị khác 67


    KẾT LUẬN 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
    PHẦN PHỤ LỤC 71
     
Đang tải...