Tiểu Luận Làm thế nào để phát huy tính tích cực tự giác học tập cho học sinh lớp 1

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Hiện nay, phong trào đổi mới mục tiêu nội dung, chương trình sách giáo khoa đang được triển khai rộng khắp ở nước ta. Việc đổi mới nội dung kéo theo sự thay đổi về mặt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học và nó được thể hiện trong hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Việc đổi mới áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào thực tiễn dạy học là phát huy tính cực độc lập tự giác, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.

    Việc phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh trong vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, trong tình hình hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi ở người học sinh yêu cầu cao là phải tích cực, độc lập, tự giác. Tính tích cực, tự giác, độc lập giúp học sinh tự tin, chủ động trong hoạt động học tập, trở thành chủ thể của hoạt đông học tập, bản chất của phương pháp dạy học mới, chính là sự tích cực hoá hoạt động của người học, lấy người học làm trung tâm. Trong đó thầy, cô giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh. Thông qua hoạt động học, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển.

    Năm học 2009 – 2010 Tôi quan sát theo dõi, thăm dò quá trình học của học sinh toàn khối 1 của trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp. Qua mấy tuần đầu học tập tôi thấy được học sinh trường tôi ít thuộc bài cũ, bài tập ở nhà không làm đầy đủ. Kiến thức cũ không được củng cố nên lúc nào học bài mới các em cũng lơ là, không chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, kiến thức. Lớp học trầm, chất lượng học tập thấp. Nếu tình trạng này kéo dài thì làm sao chất lượng của các lớp được nâng cao. Mặt khác với lương tâm nghề giáo, tôi thấy phải tìm cách giúp đỡ các em học tập tốt. Tôi nghĩ ngay đến việc làm thế nào để xây dựng tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh lớp1 và học sinh tiểu học .Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là ham chơi chưa chú trọng đến việc học là để tiếp nhận kiến thức, và vừa là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy xây dựng kĩ năng tự giác học tập cho học sinh tiểu học có tác dụng mạnh mẽ và to lớn trong quá trình dạy học.Trong quá trình dạy học, tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng, biến những cái đó thành kiến thức kĩ năng của mình. Học như vậy khiến sự hiểu biết của các em vững chắc hơn, hứng thú hơn, khơi dậy tư duy và phát triến năng lực trí tuệ của các em. Vì vậy tôi chọn "Làm thế nào để phát huy tính tích cực tự giác học tập cho học sinh tiểu học" là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học. Vì tôi nghỉ rằng tự học là phương pháp tốt nhất để tiếp thu kiến thức một cách chủ động vững chắc cho một quá trình tự vận động, quá trình tự giác để học sinh tiếp thu kiến thức. Dù bài giảng có hay đến đâu, giáo viên có nhiệt tình đến mấy cũng không thay thế được sự độc lập suy nghỉ, sự chọn lọc để tiếp thu kiến thức mới của học sinh. Dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, có tác dụng mạnh mẽ và to lớn trong quá trình dạy học. Trong dạy học, tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, biến những cái đó thành kiên thức, kỹ năng của mình. Học như vậy, khiến sự hiểu biết của các em vững chắc hơn, hứng thú của các em sẽ được tăng cường hơn. Dạy học phát huy tính tích cực giúp hoạt động tư duy của học sinh được khơi dậy và phát triển, giúp hình thành và phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ. Vì vậy, tôi chọn sáng kiến "Làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh lớp 1".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...