Luận Văn Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả? Hãy xác định các yếu tố động viên nhân viên và các điều

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả? Hãy xác định các yếu tố động viên nhân viên và các điều kiện cần thiêt để động viên hiệu quả đối với một doanh nghiệp sản xuất? Đối v

    Định dạng file word


    I. Lý thuyết

    1) Câu hỏi 2: Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả? Hãy xác định các yếu tố động viên nhân viên và các điều kiện cần thiêt để động viên hiệu quả đối với một doanh nghiệp sản xuất? Đối với một doanh nghiệp dịch vụ?

    Trả lời:

    1. Các yếu tố động viên nhân viên hiệu quả
    Khi được tạo cơ hội và nhận được sự khuyến khích đúng lúc, nhân viên sẽ nhiệt tình và tích cực hơn. Công ty phải nhận biết được sự khuyến khích hay “sức mạnh động viên” này. Dựa vào các thuyết về tạo động lực vừa nghiên cứu, ta có thể đưa ra các yếu tố động viên nhân viên hiệu quả:
    1.1 Công việc thú vị
    Bản chất công việc xem như là việc thực hiện công việc và loại hình của công việc đó. Một công việc có thể được lặp đi lặp lại hoặc thay đổi, sáng tạo hoặc đơn điệu, dễ dàng hoặc khó khăn. Một công việc có tính động viên nếu công việc đó có sự đa dạng về kỹ năng, sự đồng nhất về nhiệm vụ, sự quan trọng của nhiệm vụ, sự tự chủ và thông tin phản hồi. Nghiên cứu của Analoui (2000) đã xác định rằng “bản chất của công việc” là nguồn gốc chủ yếu tạo nên sự thỏa mãn cho các nhà quản lý có thâm niên đặc biệt là nếu công việc đó đầy thử thách và thể hiện được quyền lực đối với nhân viên. Tương tự, Pearson (1991) cho rằng “những thách thức công việc liên tục sẽ tạo nên sự động viên trong công việc”. Cũng có nhiều ý kiến đồng thuận rằng loại hình công việc của nhân viên cũng làm ảnh hưởng đến sự động viên của họ. Theo họ thì “người quản lý phải tạo ra nội dung công việc thú vị để xây dựng động lực làm việc ở các mức độ cao hơn”. Bản chất công việc nên được nhìn nhận như sự thách thức và sự thú vị trong công việc. Do đó, tính đa dạng và linh hoạt trong công việc của nhân viên cũng rất quan trọng.
    1.2 Sự thừa nhận đầy đủ trong công việc
    Sự thừa nhận là sự công nhận, ghi nhận về công lao đóng góp của một cá nhân, thể hiện qua sự đánh giá cao và khen thưởng cá nhân đó về việc họ đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc sự thừa nhận một thành tích tốt. Khi các cá nhân được khen thưởng về thành tích tốt, thì yếu tố sự thừa nhận phải được hiện diện.
    Trong khi một số nhà nghiên cứu đã khám phá rằng nhân viên mong muốn được người lãnh đạo và những người cùng địa vị thừa nhận hoàn thành tốt công việc, thì Analoui (2000) cho rằng công việc tốt và thực hiện công việc với chất lượng cao thường không được thừa nhận. Điều này có thể là do các phong cách quản trị truyền thống, bộ máy tổ chức quan liêu, sự thiếu các kỹ năng cư xử giữa người với người trong quản lý.
    1.3 Sự tự chủ trong công việc
    Sự tự chủ trong công việc thể hiện nhân viên được quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm với công việc, được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc và được khuyến khích đưa ra những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến. Khi nhân viên có được quyền tự chủ trong công việc sẽ kích thích, động viên họ làm việc để đạt đến những thành công trong công việc.
    1.4 Sự bảo đảm công việc
    Công việc lâu dài thể hiện công việc ổn định, không phải lo lắng để giữ việc làm. Khi nhân viên cảm nhận được công việc của mình không bị đe dọa bởi việc mất việc làm hay việc đảm bảo công việc ổn định lâu dài, hay cảm nhận niềm tin của về viễn cảnh tốt đẹp của công ty trong tương lai cũng sẽ tác động đến sự động viên của họ.
    1.5 Thu nhập cao
    Có rất nhiều nghiên cứu khẳng định rõ ràng rằng tiền lương cao sẽ là yếu tố tạo đông viên nhân viên nhiều nhất. Thực tế của các tập đoàn lớn hiện nay, các nhà quản lý cấp cao thúc đẩy mạnh mẽ bằng các phần thưởng về tài chính. Cũng có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng thu nhập cho nhân viên cao có liên quan đến động lực làm việc, điều đó làm thỏa mãn nhu cầu phát triển và nhu cầu tự khẳng định của nhân viên, ví dụ như: liên kết việc tăng lương và các khoản tiền thưởng thành tích khi thực hiện thành công các nhiệm vụ khó khăn và thách thức.
    Tiền lương hầu như luôn luôn gây ra sự bất mãn lớn và hơn nữa, hầu hết nhân viên không bao giờ hài lòng với tiền công mà họ nhân được. Analoui (2000) đã khám phá rằng các nhà quản lý cấp cao của chính quyền đề cập quá mức tới tiền công thù lao mà họ nhân được, có thể nói rằng nhân tố động lực bên trong càng lớn thì nhân viên càng kiên trì với công việc của họ.
    Như vậy, yếu tố tiền lương cao là không thể thiếu trong các thành phần tác động đến sự động viên của nhân viên tại doanh nghiệp đang nghiên cứu. Tuy nhiên trong nghiên cứu này sẽ thay đổi tên biến “tiền lương cao” thành “thu nhập cao” để phù hợp với tính chất trả lương của doanh nghiệp. Thu nhập bao gồm lương và các khoản tiền thưởng khác.
    1.6 Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
    Sự thăng tiến trong công việc được hiểu như sự phát triển, nó là một nhân tố tạo động lực làm việc, và do đó nhân tố này nên được xem là yếu tố tạo nên sự động viên ở cấp độ cao. Nhân tố này kết hợp một cách có ý nghĩa với sự bất mãn của nhân viên. Sự thỏa mãn với vị trí công việc, có cơ hội thăng tiến đều có ảnh hưởng dương đến việc thực hiện công việc của nhân viên, đặc biệt đối với trường hợp các nhà quản lý cấp cao.
    1.7 Điều kiện/môi trường làm việc
    Các giá trị của tổ chức, phong cách lãnh đạo và các điều kiện vật chất là những yếu tố có mối quan hệ với môi trường làm việc. Không chỉ có vậy, các điều kiện vật chất làm việc gắn liền với số lượng công việc, tính hữu dụng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...