Luận Văn Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả? (hãy xác định các yếu tố động viên nhân viên và các điề

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu : Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả? (hãy xác định các yếu tố động viên nhân viên và các điều kiện cần thiêt để động viên hiệu quả) đối với một doanh nghiệp sản xuất? Đối với một doanh nghiệp dịch vụ?
    I. Khái niệm động viên
    Động viên là một quá trình tác động nhằm thỏa mãn nhu cầu của người khác hoặc của chính bản thân và phát huy hết động lực làm việc để đạt được mục đích của cá nhân và tổ chức[1]
    Động viên là việc sử dụng tốt nhất năng lực của nhân viên trong việc hoàn thành những mục tiêu đề ra[2]
    Động viên là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi (Kreitner, 1995); một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt được những nhu cầu chưa được thỏa mãn (Buford, Bedeian, & Lindner, 1995); một định hướng từ bên trong để thỏa mãn nhu cầu chưa thỏa mãn (Higgins, 1994); và sự sẵn lòng để đạt được (Bedeian, 1993).
    Nghiên cứu này chỉ đề cập đến hoạt động động viên với những khả năng (năng lực) nhằm hướng cá nhân nhân viên đến mục tiêu của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
    II. Các học thuyết về động viên
    Nghiên cứu tham khảo các yếu tố động viên của nghiên cứu Wiley C. (1997 – Factors that motivate me): 10 yếu tố động viên được mô tả bao gồm: an toàn công việc, sự đồng cảm với các vấn đề cá nhân người lao động, trung thành cá nhân đối với tổ chức, thích thú công việc, điều kiện làm việc tốt, kỷ luật tổ chức hợp lý, lương/thu nhập cao, thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, cảm nhận bổn phận của cá nhân với tổ chức, được đánh giá cao các thành quả đã đóng góp.[3]
    1. Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow
    Các cấp bậc nhu cầu theo Maslow
    (5) Nhu cầu tự thể hiện: thúc đẩy con người phải thực hiện được điều gì đó họ mong ước, đạt mục tiêu, phát triển tiềm năng cá nhân trong lĩnh vực mà họ đã chọn bằng cách như giao trách nhiệm, ủy quyền, mở rộng công việc
    (4) Nhu cầu được tôn trọng: tâm lý mong muốn cảm thấy mình là một con người có ích trong lĩnh vực nào đó, được người khác công nhận và đánh giá cao như biểu dương, khen thưởng
    (3) Nhu cầu xã hội: là nhu cầu giao tiếp với người khác và gặt hái những lợi ích từ các mối quan hệ xã hội, muốn có cảm giác là thành viên của một tập thể, một tổ chức đoàn hội ( tạo không khí thỏa mái, xây dựng tinh thần đồng đội, cung cấp thông tin)
    (2) Nhu cầu an toàn: khi các cá nhân nghĩ đến việc bảo đảm cho tương lai thì có nghĩa là họ đang có nhu cầu về an toàn trong công ăn việc làm, trong tiết kiệm, trong việc đóng bảo hiểm (Cải tiến điều kiện làm việc Tiền lương, thù lao)
    (1) Nhu cầu sinh lý là nhu cầu cơ bản, thiết yếu để tồn tại như ăn mặc, trú ngụ, tiền lương, điều kiện làm việc.
    2. Lý thuyết 2 yếu tố của Herzberg
    Herzberg phân biệt 2 loại yếu tố:
    - Những yếu tố về môi trường có thể làm giảm động cơ làm việc nếu như không được thỏa mãn, nhưng ngược lại, trong trường hợp được thỏa mãn thì động cơ làm việc cũng không tăng lên mấy.

    [HR][/HR][1] Dubrin 1995

    [2] Business Edge

    [3] http://www.saga.vn/Nguonnhanluc/Tamlynguoilaodong/2438.saga
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...