Tài liệu Làm thế nào để đo lường và đánh giá phương pháp marketing truyền miệng

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Làm thế nào để đo lường và đánh giá phương pháp marketing truyền miệng?

    Hiện nay mỗi nhà nghiên cứu thị trường đều
    đã biết đến những từ như: virus, tin đồn và
    truyền miệng. Thậm chí một số cụm từ như
    sứ mệnh thương hiệu, blog tiếp thị, và quyền
    lợi khách hàng đã trở thành những từ
    quen thuộc của ngành kinh doanh.

    Nói chung, sự thay đổi gần đây nhất về quan
    điểm trong lĩnh vực marketing được gọi là
    “marketing kết nối”. Nhưng cụ thể thì marketing
    kết nối là gì, tại sao các nhà quảng cáo lại quan
    tâm đến nó như vậy? Và quan trọng hơn là làm
    thế nào để các nhà nghiên cứu thị trường có thể quản lý và đánh giá nó?

    Điều này được gọi là marketing nối kết

    Sự lây lan, lan truyền và truyền miệng là những cụm từ quá đơn giản để mô tả về Web: những
    chuyên gia tiếp thị và những nhà nghiên cứu đang cố gắng tiếp cận những cụm từ mới, phục hồi,
    phát triển những từ cũ và trao đổi về những ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu hơn.

    Điều này cũng giống như câu chuyện ngụ ngôn Ấn Độ về con voi và sáu gã mù: gã thứ nhất
    chạm vào thân con voi và nghĩ mình đã đụng phải một con rắn, một gã khác chạm vào đuôi và
    nghĩ nó là con lừa, có gã chạm vào chân và nghĩ mình đụng phải thân cây Không ai có thể biết
    được sự thật cho đến khi người trông coi vườn thú đến và đưa ra cái nhìn tổng thể về con voi.

    Vấn đề ở đây là những định nghĩa về sự lan truyền và truyền miệng lại không có sự nhất quán.

    Nói một cách tổng quát thì tiếp thị bằng sự lan truyền lại chính là hình thức bên ngoài của những
    chiến dịch tiếp thị truyền miệng trực tuyến: tiếp thị truyền miệng là những chiến dịch chỉ sử dụng
    sự kết nối truyền miệng truyền thống hoặc offline còn tiếp thị lan truyền là những chiến dịch sử
    dụng cả hai phương pháp đó và thông thường là sự phối hợp giữa các phương pháp truyền
    thống với các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại.

    Nhưng những định nghĩa này được thừ nhận - và có lẽ không bao giờ có thể như thế. Ví dụ, nếu
    bạn nhìn vào thị trường Đức, “marketing theo phương pháp lan truyền” đã trở thành một cụm từ
    được chấp nhận, vì “marketing theo phương pháp truyền miệng” dịch ra có nghĩa là “mund
    propaganda” (theo nghĩa đen là “tuyên truyền bằng miệng”) và truyền miệng mang nghĩa tiêu
    cực.

    Mọi người dường như đều đồng ý là marketing theo phương pháp lây lan, lan truyền, truyền
    miệng - và tất cả những phương pháp nằm trong lĩnh vực này đều dùng để đẩy mạnh những liên
    hệ với khách hàng và tạo nên những mẫu đối thoại nhằm làm tăng giá trị thương hiệu.

    Chúng ta đã tiến thêm một bước và sử dụng hình thức “marketing kết nối” để biểu thị bất kỳ lọai
    marketing nào (từ nghiên cứu và phát triển thị trường, rồi sản xuất, đến quảng cáo bằng các
    phương tiện, bao gồm cả quảng cáo truyền thống) nhằm tạo ra những đối thoại trong thị trường
    mục tiêu đề làm tăng giá trị thương hiệu.

    Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng có thể thấy rằng marketing kết nối thành công không phải là bạn gọi
    nó là gì hay làm gì, mà chính là cách bạn thực hiện nó như thế nào và đạt được kết quả gì. Cái
    mà bạn quan tâm là kết quả chứ không phải những thuật ngữ đơn thuần. Vì thế, thay vì đi sâu
    vào các định nghĩa, chúng ta hãy xem tại sao mọi người lại quan tâm đến marketing kết nối,
    truyền bá nó như thế nào và thành công được đánh giá như thế nào.
    LANTABRAND
     
Đang tải...