Tài liệu Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNTT cho trẻ 5-6 tuổi

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xuất phát từ những yêu cầu chương trình giáo dục mầm non mới nói chung. Chất lượng dạy học làm quen vói các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNTT ở tường Mầm Non nói riêng.

    Như chúng ta đã biết toán học là một bộ môn tự nhiên có lượng kiến thức rất lớn, có vai trò quan trong trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.
    Đối với trẻ toán học giúp trẻ tìm hiểu thế giói xung quanh thông qua mối quan hệ về số lượng kích thước, vị trí, hình dạng trong không gian giúp trẻ giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày, trang bị cho trẻ những hiểu biết đơn giản để trẻ bước vào lớp học lớp 1 được tốt hơn.

    Xuất phát từ vị trí môn học “Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNNT” ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.

    Mỗi một môn học ở trường Mầm Non nói chung lớp mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng đều góp phần vào việc hình thánh và phát triển những cơ sỡ ban đầu của nhân cách con người việt nam. Trong các môn học ở trường Mầm Non cùng với môn làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với văn học, làm quen chữ cái thì làm quen với toán có vị trí quan trọng vì:

    - Giúp trẻ nhận thức được rằng mọi đối tượng, sự vật, hình dạng luôn liên quan tới nhau

    - Khuyến khích trẻ biết suy nghỉ độc lập, tưởng tượng, sáng tạo.

    - Phát triển ở trẻ tính ham hiểu biết, trí thông minh, nhanh nhẹn và có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi, bảo vệ môi trường.

    - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc miêu tả diễn đạt những gì trẻ nhận thức được.

    Xuất phát từ nội dung môn học “Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNNT”

    Cấu trúc nội dung môn học làm quen với các biểu tượng toán ở lớp -6 tuổi :

    Nội dung môn học làm quen với các biểu tượng ở trường Mầm Non bao gồm các kiến thức như:

    - Làm quen với các số lượng: Đếm, nhận biết, so sánh, phân chia số lượng từ 1 đến 10.

    - Làm quen với các biểủ tượng về định hướng không gian như: Nhận biết, phân biệt trên – dưới, trước- sau, phải- trái

    - Làm quen với các biểu tượng về hình dạng: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chử nhật, hình tròn hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật

    - Làm quen với các biểu tượng về kích thước như: cao- thấp, dài – ngắn, to – nhỏ, rộng – hẹp và làm quen với các thao tác đo

    Từ những nội dung trên, trẻ có thể nhận biết, suy đoán, phán đoán, khám phá các biểu tượng, qua đó hình thành những kiến thức ban đầu về toán học cho trẻ.

    Xuất phát từ tình trạng cũ:

    Trong thực tế nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ đếm, gọi tên một cách đơn điệu theo khuôn mẫu cho trước mà chưa tạo cơ hội cho trẻ đưa ra nhưng ý kiến, định hướng khác nhau, chưa phát huy tối thiểu trí thông minh của trẻ với các đồ vật, đồ chơi xung quanh trẻ.

    Giáo viên chưa chú ý đưa ra những câu hỏi mở, khuyến khích, khích lệ sự tìm tòi, thich khám phá ham hiểu biết của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ ít có điều kiện để giải quyết vấn đề do đó mà trẻ không hứng thú với bộ toán học, (do tính chất khô khan của bộ môn)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...