Chuyên Đề Lạm phát và tác động của lạm phát tới nền kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lạm phát và tác động của lạm phát tới nền kinh tế

    A - Mở đầu



    Bất kỳ nền kinh tế nào, từ mô hình tập trung quan liêu bao cấp đến kinh tế thị trường, muốn phát triển vững mạnh đều phải quan tâm đặc biệt tới tam giác: tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát. Chúng liên kết hay đối lập, chúng liên hợp những nhịp độ của tăng trưởng, sự tăng lên hay tụt xuống của những lớp thất nghiệp dưới làm sóng lạm phát. Lạm phát, đó là hiện tượng mất cân bằng kinh tế phổ biến, là căn bệnh kinh niên của kinh tế thị trường. Lạm phát được coi là con quỷ gớm nhất trên trái đất, ít nhất là xét về triển vọng chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên lạm phát cũng có tính chất hai mặt của nó. Một mặt nó kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng của nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, nếu tốc độ lạm phát tăng cao sẽ gây ra những biến động kinh tế hết sức nghiêm trọng, như biến dạng cơ cấu sản xuất về việc làm, thu nhập bất bình đẳng, tỷ lệ thất nghiệp tăng


    Vì vậy, để có thể ổn định kinh tế ở một mức nhất định, lạm phát cần giảm xuống ở mức có thể chấp nhận được. Và thực tế là xu hướng giảm lạm phát gây ra tình trạng thiểu phát, đây cũng là biểu hiện của nền kinh tế trì trệ khủng hoảng. Nên muốn ổn định đất nước cả về kinh tế và xã hội, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân thì vấn đề tăng trưởng kinh tế và chống lạm phát phải được thực hiện một cách thống nhất. Đây là một vấn đề vĩ mô lớn, một mảng quan trọng của chính sách kinh tế vì vậy đòi hỏi chúng ta phải nắm vững lý luận chung về lạm phát. Chỉ có thấu hiểu một cách khoa học về lý thuyết lạm phát thì mới có thể đạt được hiệu quả phát triển kinh tế xã hội. Trong thực tế lạm phát là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát có đa dạng không? Nền kinh tế bị cơn sóng lạm phát tác động như thế nào? Chúng ta làm thế nào để phòng chống và khắc phục hậu quả của nó? Hy vọng là với đề án “Lạm phát và tác động của lạm phát tới nền kinh tế ” có thể phần nào trả lời được các câu hỏi này.


    Dọc chiều dài lịch sử, đã có rất nhiều các nhà kinh tế học nghiên cứu về lạm phát. Mỗi nhà kinh tế học, mỗi trường phái đều có quan điểm khác nhau về lạm phát. Góc nhìn nào cũng có những sự đánh giá, lời khuyên và dự báo khách quan, vô tư, nghiêm túc. Là sinh viên khoa Tài chính - Ngân hàng, một cử nhân kinh tế tương lai, em thực sự say mê và hứng thú tìm hiểu về lạm phát. Nhưng do hạn chế về kiến thức, giới hạn về thời gian và kinh nghiệm . chắc hẳn “vấn đề lạm phát” em nêu ra trong đề án này chưa toàn diện và sâu sắc. Đây cũng chỉ là 1 góc nhìn về lạm phát dưới lăng kính của một sinh viên.


    Rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy, cô giáo và các bạn đọc.


    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lưu Thị Hương đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đề án này một cách thuận lợi nhất.Mục lục





    A- Lời mở đầu . 1


    B- Nội dung 3


    Chương 1: Lạm phát . 3


    1.1. Những vấn đề chung về lạm phát 3


    1.1.1. Khái niệm lạm phát . 3


    1.1.2. Tỷ lệ lạm phát 5


    1.1.3. Phân loại lạm phát . 7


    1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát 10


    1.2.1. Lạm phát do tiền tệ . 10


    1.2.1.1. Lý thuyết về lượng của tiền tệ 10


    1.2.1.2. Cung ứng tiền tệ và lạm phát 10


    1.2.2. Lạm phát do nhu cầu 13


    1.2.2.1. Tiền tệ và nhu cầu quá mức 13


    1.2.2.2. Lạm phát cầu kéo . 13


    1.2.3. Lạm phát do chi phí . 15


    1.2.3.1. Quan điểm về lạm phát do chi phí 15


    1.2.3.2. Lạm phát phí đẩy . 15


    1.2.4. Lạm phát do một số nguyên nhân khác . 17


    1.2.4.1. Thâm hụt ngân sách và lạm phát 17


    1.2.4.2. Tỷ giá hối đoái và lạm phát . 17


    Chương 2: Tác động của lạm phát tới nền kinh tế 19


    2.1. Lạm phát tác động tới lãi suất 19


    2.2. Lạm phát và thu nhập 19


    2.2.1. Lạm phát ảnh hưởng tới thu nhập thực tế 19


    2.2.2. Lạm phát khiến phân phối thu nhập không bình đẳng 20


    2.3. Tác động của lạm phát đối với công ăn việc làm và ngân sách nhà nước 21




    Chương 3: Các biện pháp khắc phục lạm phát . 23


    3.1. Những biện pháp cấp bách trước mắt . 23


    3.1.1. Chính sách tiền tệ . 23


    3.1.2. Chính sách ngân sách 24


    3.1.3. Kiểm soát giá cả . 26


    3.1.4. Chính sách về thu nhập 27


    3.2. Những biện pháp cơ bản chiến lược 27


    C- Kết luận . 29


    Tài liệu tham khảo . 31




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...