Chuyên Đề Lạm phát và cách khắc phục lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 3
    1.1. Định nghĩa lạm phát 3
    1.2. Cách đo tính tỉ lệ lạm phát 4
    1.3. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát 6
    1.4. Những tác động của lạm phát 8
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 10
    2.1. Thực trạng chung 10
    2.2. Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam 12
    2.3. Các tác động của lạm phát 18
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21
    3.1. Dự báo về lạm phát trong thời gian tới 21
    3.2. Giải pháp can thiệp nhằm hạn chế lạm phát trong thời gian tới 22
    KẾT LUẬN 26

    LỜI MỞ ĐẦU
    Nền kinh tế nước ta hiện nay đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Môi trường kinh tế ngày càng phát triển theo xu hướng ngày càng hiện đại, nước ta đã chắt lọc và kế thừa được những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã qua. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trở ngại lớn trong công cuộc phát triển của một đất nước. Tình trạng lạm phát ở Việt Nam đáng báo động là hai con số. Việc xem xét đánh giá nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục nó như thế nào là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu lạm phát và ảnh hưởng của nó đến các vấn đề khác như: thất nghiệp, giá cả , tiền lương để từ đó đưa ra cách giải quyết để kìm hãm lạm phát, sử dụng chính sách cần thiết để phát triển hài hòa nền kinh tế. Để hiểu rõ bản chất của lạm phát cũng như những ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế, ta cần hiểu rõ khái niệm về lạm phát và cách khắc phục lạm phát. Trước thực trạng trên, em đưa ra vài khái niệm và suy nghĩ của bản thân về : “Lạm phát và cách khắc phục lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ”
    Với phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sỏ lý luận duy vật biện chứng và các phương pháp khoa học của phân tích kinh tế, kết hợp với khảo sát thực tế nhằm mục tiêu nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị về vấn đề lạm phát ở nước ta.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận đề án gồm ba chương chính sau:
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về lạm phát
    Chương 2 : Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    Chương 3 : Giải phát khắc phục lạm phát ở Việt Nam hiện nay



    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
    1.1. Định nghĩa lạm phát
    Lạm phát là đề tài được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Với mỗi công trình của mình các nhà kinh tế đưa ra các khái niệm về lạm phát khác nhau.
    Theo Các Mác trong Bộ tư bản: Lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ông cho rằng lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản.
    Nhà kinh tế học Samuelson lại cho rằng: lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung. Theo ông: lạm phát xảy ra khi mức giá chung của giá cả và chi phí tăng –giá bánh mì, xăng dầu, xe ô tô tăng: tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng.
    Quan niệm về lạm phát của Milton Friedman: lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài. Ông cho rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ.
    Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, cũng theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cói giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả
    1.2. Cách đo tính tỉ lệ lạm phát
    Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
    Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
    Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực.
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).
    Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
    Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.
    Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng.
    Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực) Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân.
    Ta có công thức tính tỷ lệ lạm phát như sau:
    GP= IP/(IP-1)*100
    Trong đó: GP: tỷ lệ lạm phát (%)
    IP: chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu
    IP-1: chỉ số giá cả thời kỳ trước đó
    Tùy theo mức độ của tỷ lệ lạm phát mà người ta chia làm 3 loại:
    - Lạm phát vừa phải, hay còn gọi là lạm phát 1 con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% / năm. Ở mức lạm phát này không gây đáng kể cho nền kinh tế.
    - Lạm phát phi mã hay lạm phát 2 con số mỗi năm, ở mức lạm phát hai chữ số thaaps11,12,13%/năm), nói chung những tác động tiêu cực của nó là không đáng kể, nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được. Những khi tỷ lệ tăng giá ở mức 2 chữ số cao, lạm phát sẽ trở thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập, bởi tác động tiêu cực của nó là không nhỏ. Lạm phát 2 chữ số là mối đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế.
    - Siêu lạm phát là khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao,vượt xa lạm phát phi mã. Với siêu lạm phát tác động của nó đến đời sống và đến nền kinh tế trở nên nghiêm trọng: kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh.
    1.3. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát
    ã Do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ- tín dụng – ngân hàng.
    Lạm phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó hệ thống tiền tệ - tín dụng – ngân hàng là một nguyên nhân chủ quan. Bất cứ một sự biến động của hệ thống này đều có tác động tăng hoặc giảm lạm phát. Ngoài nguyên nhân chủ quan trên, lạm phát còn chịu tác động của nguyên nhân khách quan như: chính trị xã hội, thiên tai bão lụt, tình trạng thất nghiệp
    Xét về mặt kinh tế học thì lạm phát do những nguyên nhân sau:
    - Lạm phát do cầu kéo,kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.
    - Lạm phát do cầu thay đổi, giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
    - Lạm phát do chi phí đẩy, nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
    - Lạm phát do cơ cấu, ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
    - Lạm phát do xuất khẩu, xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
    - Lạm phát do nhập khẩu, sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
    - Lạm phát tiền tệ, cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
    - Lạm phát đẻ ra lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát.
    1.4. Những tác động của lạm phát
    Do chịu nhiều tác động của các yếu tố trong nền kinh tế nên hiện tượng lạm phát diễn biến rất phức tạp đòi hỏi trong quá trình tăng trưởng và chống lạm phát phải có những chiến lược đúng đắn để lạm phát luôn năm trong quỹ đạo của nền kinh tế có thể kiểm soát được. Lạm phát xuất hiện gây nhiều hậu quả đến nền kinh tế như bất kỳ một yếu tố tai hại nào khác: thiên tai, lũ lụt, thất nghiệp Nó không những làm giảm hiệu quả của hoạt động tài chính mà còn tác động trực tiếp đến hệ thống chính trị, văn hóa xã hột và sinh hoạt bình thường của người dân. Hậu quả của lạm phát là rất trầm trọng ở các nước đang phát triển bởi nền kinh tế chưa đủ sức hạn chế có hiệu quả sự lây lan của lạm phát.
    Lạm phát gây tác động mạnh đến hệ thống tài chính – tiền tệ, và đặc biệt tác động lên lãi suất. Để duy trì sự hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng phải luôn luôn cố gắng duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có của mình, tức là luôn phải giữ cho lãi suất thực ổn định. Mà ta biết, lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát. Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, muốn cho lãi suất thực ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp tăng.
    Ngoài tác động đến lãi suất, lạm phát còn tác động trực tiếp đến thu nhập thực tế. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi ( tiền mặt) mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, các khoản lợi tức. Điều đó xảy ra là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao (mặc dù thuế suất vẫn không tăng). Kết quả cuối cùng là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế), thu nhập thực (sau khi loại trừ tác động của lạm phát) mà người cho vay nhận được giảm đi. Với sự suy thoái kinh tế và thất nghiệp tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với chính phủ và những hậu quả về chính trị, xã hội có thể xảy ra.
    Một tác động nữa của lạm phát là tác động tới phân phối thu nhận không bình đẳng. Trong quan hệ kinh tế giữ người cho vay và người đi vay, khi lạm phát tăng cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt và người đi vay sẽ là người được hưởng lợi. Điều đó tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy, càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao. Lạm phát tăng còn khiến những người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hóa, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường, giá cả lên cơn sốt cao. Những người nghèo lại trở nên khốn khó hơn, họ thậm chí không mua nổi những hàng tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hóa và trở nên giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    2.1. Thực trạng chung
    Việt Nam, sau 12 năm kiểm soát được lạm phát (1995-2007), từ tháng 12 năm 2007, lạm phát quay trở lại với chỉ số CPI ở mức 2 con số. Năm 2007, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường Việt Nam tăng cao đạt mức 18,9%, cao hơn nhiều so với mức lạm phát 12,63%, trong đó nhóm lương thực tăng 15,5%, thực phẩm tăng 21,16%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...