Tiểu Luận Lạm phát và các hình thức của lạm phát

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: LẠM PHÁT VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA LẠM PHÁT



    1.1. KHÁI NIỆM LẠM PHÁT

    Trong kinh tế học, lạm phát được hiểu là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với “vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến với cùng một số lượng tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ.

    Một khái niệm khác về lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội chiến, hao hụt ngân sách v.v .). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát.

    Ta cũng có thể hiểu lạm phát là sự tăng lên mức giá chung liên tục của nền kinh tế trong một giai đoạn nào đó. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát.

    Ví dụ: quay lại với một vài năm trước đây một kg xoài có thể là 5000vnd=> 7000vnd. Nhưng đến với thời điểm hiện tại giá của một kg xoài đó có thể là 20000vnd=>30000vnd. Đó là một hiện tượng của lạm phát.

    Để thu hút nguồn nhân lực và để cải thiện hóa nền kinh tế, Nhà nước cho phát hành nhiều tiền. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tiền lương cũng sẽ được tăng cao. Và với đồng tiền đã có trong tay bạn sẽ không ngại để bỏ tiền ra mua một sản phẩm nào đó. Và bất kì ai cũng thế. Như vậy sức mua của từng sản phẩm sẽ tăng lên. Vây với sức mua của sản phẩm như thế các nhà doanh nghiệp cũng từng bước đưa giá sản phẩm leo thang. Và cứ như thế. lạm phát hoành hành.

    Để đo lường lạm phát người ta đã dung hai chỉ số sau:

    - Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành, và GDP tính theo giá kỳ trước. Nghĩa là đo lường mức tăng và giảm giá trên tất cả các loại hàng hoá dịch vụ tính trong GDP.

    - Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hoá thiết yếu, ở VN nhóm hàng lương thực, giá vàng, đô la có lẽ có trọng số lớn. Chỉ số này khôngphản ánh sự biến động giá chung nhưng phản ánh biến động giá cả ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống, tiêu dùng.

    Khi nói tốc độ lạm phát, nguời ta cũng thường dùng chỉ số này. Khi nền kinh tế có lạm phát, nếu không do nguyên nhân tác động từ nước ngoài, hay một thay đổi lớn về cung sản phẩm, thì nó thể hiện cầu hàng hoá lớn hơn cung hàng hoá. Việc duy trì cầu hàng hoá lớn hơn cung hàng hoá ở một mức độ vừa phải, do đó, lạm phát ở mức vừa phải, là cần thiết để kích thích sản xuất, giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá tốt hơn, và tạo lợi nhuận cần thiết cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao.



    1.2. CÁC HÌNH THỨC CỦA LẠM PHÁT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...