Luận Văn lạm phát và các giải pháp chống lạm phát ỏ Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát ỏ Việt Nam hiện nay
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Lạm phát là một hiện tượng kinh tế đi liền với nền kinh tế thị trường. Lạm phát luôn diễn ra và tác động đến nhiều mặt đối với nền kinh tế đất nước bao gồm các nước phát triển và đang phát triển, các nước đã từ lâu theo đuổi nền kinh tế thị trường và cả các nước đang trong quá trình chuyển đổi như nước ta.
    Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển trở lại sau một thời gian dài thiểu phát từ 1999 đến 2003 thì đến giai đoạn 2004-2005 lại lâm vào thời kỳ lạm phát mới, đe doạ sự ổn định và phát triển kinh tế của Việt Nam. Đối với mỗi người, lạm phát tác động trực tiếp tới đời sống hàng ngày của chúng ta. Giữ tỷ lệ lạm phát ở mức nền kinh tế có thể chấp nhận được bằng các chính sách kiềm chế lạm phát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều hành vĩ mô nền kinh tế. Thấy được tính cấp thiết của vấn đề lạm phát và ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề trên, vận dụng những kiến thức đã đọc được cộng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn _ thầy Nguyễn Văn Ký, người viết đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ lạm phát và các giải pháp chống lạm phát ỏ Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận cho môn học, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề lạm phát, một vấn đề kinh tế- xã hội có tính thời sự đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta.
    Đối tượng nghiên cứu mà bài viết muốn làm rõ là bản chất của vấn đề, những nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp chống lạm phát.
    2. Phương pháp nghiên cứu

    Để thấy rõ được những lý luận về lạm phát, những nguyên nhân, tác động và giải pháp khắc phục, người viết đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp.
    Phương pháp thống kê để đưa ra những số liệu dẫn chứng minh hoạ cho lý luận của mình, phương pháp điều tra tình hình lạm phát của Việt Nam và một số nước khác. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp lịch sử để thấy rõ từng giai đoạn lịch sử lạm phát ỏ Việt Nam.
    3. Ý nghĩa của đề tài

    Đề tài đã góp phần củng cố những kiến thức em đã được học và nghiên cứu, đặc biệt là đối với môn kinh tế chính trị. Đề tài cũng giúp hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về các đường lối, chính sách , chủ trương của Đảng và Nhà nước.
    Ngoài ra, đề tài có liên quan rất nhiều tới ngành học ngân hàng của em, đề tài đã giúp em thêm yêu thích ngành học của mình hơn.
    4. Kết cấu của đề tài

    Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận có ba phần chính:
    Phần I: Tổng quan về lạm phát và lạm phát ở Việt Nam
    Phần II: Nguyên nhân và các tác động của lạm phát
    Phần III: Một số giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
    Đây là một đề tài khó và rất phức tạp. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những phản hồi từ thầy cô và bạn bè cho bài viết được hoàn thiện hơn.


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu 1
    Phần nội dung 3
    Phần I: Tổng quan về lạm phát và lạm phát ở Việt Nam 3
    1/ Lạm phát 3
    1.1/ Lạm phát vừa phải 4
    1.2/ Lạm phát phi mã 4
    1.3/ Siêu lạm phát 4
    2/ Những biểu hiện của lạm phát 4
    2.1/ Sự mất giá liên tục của các loại đồng tiền có giá 5
    2.2/ Sự giảm giá của đồng tiền so với ngoại tệ và vàng 5
    2.3/ Khối lượng bút tệ tăng lên 5
    3/ Lạm phát ở Việt Nam ( từ năm 1986 đến năm 2004) 5
    3.1/ Thời kỳ trước đổi mới( trước năm 1986 ) 6
    3.2/ Thời kỳ bước vào đổi mới và lạm phát cao (1986-1990 ) 6
    3.3/ Thời kỳ kinh tế đi vào ổn định và lạm phát thấp( 1991- 1995 ) 6
    3.4/ Thời kỳ kinh tế có xu hướng giảm phát ( 1996-2000) 7
    3.5/ Thời kỳ kinh tế có sự thay đổi mới ( 2001-2005 ) 7
    Phần II: Nguyên nhân và các tác động của lạm phát 8
    1/ Nguyên nhân của lạm phát 8
    1.1/ Lạm phát để bù đắp các thiếu hụt của ngân sách 8
    1.2/ Lạm phát do nguyên nhân chi phí 8
    1.3/ Lạm phát ỳ 9
    2/ Tác động của lạm phát 9
    2.1/ Làm phân phối lại thu nhập và của cải giữa các giai cấp khác nhau 10
    2.2/ Đối với vấn đề thất nghiệp 11
    2.3/ Tác động của lạm phát dự kiến 12
    Phần III: Nhìn nhận lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 13
    1/ Tình hình biến động giá cả 14
    2/ Nguyên nhân tăng giá 16
    2.1/ Nguyên nhân khách quan 16
    2.2/ Các nguyên nhân chủ quan 16
    Phần IV: Các giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam 17
    1/ Các giải pháp lâu dài để kiềm chế lạm phát 17
    2/ Các biện pháp chống lạm phát ở Việt Nam hiện nay 18
    3/ Một số đề xuất, kiến nghị 20
    Tài liệu tham khảo 22
     
Đang tải...