Chuyên Đề Lạm phát ở Viêt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Lạm phát ở Viêt Nam

    Lạm phát ở Việt Nam trong lịch sử đã kéo dài nhiều năm và bùng nổ thành siêu lạm phát trong năm 1986-1988 với chỉ số tăng giá hàng tháng ở mức cao phổ biến từ 15-20%. Tuy nhiên cũng chỉ sau khi “con bệnh” lạm phát bùng nổ thành siêu lạm phát với những hệ quả cực kỳ tai hại về kinh tế và xã hội trong những năm nửa sau của thế kỷ 80 thì chính sách chống lạm phát, kiềm chế và đẩy lùi siêu lạm phát, tiến tới kiểm soát lạm phát mới thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng ở Việt Nam. Tình hình lạm phát trong năm 2007 đang trở thành vấn đề đáng quan tâm. Liệu có thể trong năm 2007 lạm phát sẽ tăng lên hai con số?

    I. CÁC GIAI ĐOẠN LẠM PHÁT
    Lạm phát ở Viêt Nam được chia ra các giai đoạn :
    * Giai đoạn 1980 về trước :
    Lạm phát trong giai đoạn này không liên tục do cơ chế kinh tế kinh tế kế hoạch hoá tập trung gây ra. Sự song hành hai thị trường: thị trường nhà nước và thị trường tự do đã gây nên sự không thống nhất giá cả khiến cho trên thực tế đồng tiền có hai sức mua khác nhau. Trong thời kỳ này, bệnh lạm phát chưa được phát hiện, nhà nước định giá cho hầu hết các sản phẩm và dịch vụ lưu thông trên thị trường.
    * Giai đoạn 1981-1985
    Lạm phát thời kỳ này diễn ra trong điều kiện bắt đầu có những cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cơ chế kinh tế. Lạm phát đã diễn ra trên quy mô cả nước. Do cơ chế hai giá nên lạm phát công khai chiếm ưu thế. Cải cách 1981-1992 và 1985 không giúp lạm phát giảm mà còn trở thành tác nhân trực tiếp của lạm phát sau đó.
    * Siêu lạm phát 1986-1988
    Lạm phát trong giai đoạn này có 6 đặc trưng cơ bản: lạm phát 3 con số kéo dài 3 năm liên tục, được mở đầu bằng cuộc cải cách lớn về giá và lương cùng việc đổi tiền. Thời kỳ này ảnh hưởng giá cả trong quan hệ xuất nhập khẩu tuy có nhẹ hơn thời kỳ 1981-1985 song vẫn bất lợi cho cán cân thanh toán của Việt Nam. Chu kỳ lạm phát cao đến mức siêu lạm phát diễn ra sau 5 năm đã có những cải cách khá quan trọng, đạt tăng trưởng kinh tế cao. Tính chất công khai của lạm phát được bộc lộ rõ rệt hơn bất cứ giai đoạn nào trước đó. Hệ quả siêu lạm phát nghiêm trọng trong 3 năm là rất nặng nề. Những hệ quả đó là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội trong nhiều năm.
    * Giai đoạn kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cao 1989-1994:
    Sau một thập kỷ lạm phát cao liên tục nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo dài nhưng đến năm 1989 đã chuyển sang một giai đoạn mới của lạm phát được đặc trưng bởi sự hạ sốt lạm phát và đến năm 1994 triển vọng bước qua thời kỳ kiểm soát lạm phát 1 con số là khả năng thực hiện được. Trong giai đoạn này, lạm phát giảm nhanh và giảm dần song song với tiến trình đổi mới kinh tế, chuyển hẳn và chuyển toàn diện sang kinh tế thị trường.
    * Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ 1995
    Theo định hướng chung, nền kinh tế Việt Nam (nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, xoá bỏ hoàn toàn chế độ quan liêu bao cấp) trong những năm này tiếp tục trên đà phát triển và mục tiêu đặt ra là kiểm soát chặt chẽ sự lạm phát. Từ 1995 tới nay, mức lạm phát của chúng ta luôn ở một con số. Đây là kết quả đáng mừng. Nền kinh tế vì thế đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển khá bền vững.

    2. THỰC TRẠNG LAM PHÁT CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY:
    Tốc độ lạm phát 7 tháng đầu năm 2007 đó lờn tới 6,19%, nếu theo đà này thỡ mức lạm phỏt của cả năm 2007 sẽ ở mức hai con số. Để đánh giá một nền kinh tế có lành mạnh hay không người ta dựa chủ yếu vào tỉ lệ giữa tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI). Chỉ tính trong 3 năm gần đây, khi mà thế giới đang lên cơn sốt giá, thỡ cho đến giờ này tỉ số trên của nước ta vẫn ở mức 1:1. Điều đó nói lên rằng nền kinh tế của nước ta vẫn đang lành mạnh và vấn đề là Chính phủ Việt Nam quyết bảo vệ sự lành mạnh đó, trước mắt là đến hết 2007.
    Mặt khác, khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường phát triển thỡ việc tăng giá tiêu dùng là không tránh khỏi và sự định giá đồng tiền ở nước ta cũn ở mức cao nờn việc mất giỏ của đồng tiền cũng là tất yếu. Điều đó giải thích, tuy việc neo giá không phải lúc nào cũng thành công nhưng cả trong ba năm vừa qua chúng ta sử dụng công cụ này mà vẫn đạt kết quả.

    3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ GIA TĂNG CỦA NẠN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
    Lạm phát đang có nguy cơ tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng, tăng cao hơn lói suất tiết kiệm, tỏc động xấu đến chi phí đầu vào của sản xuất, đến giá vật liệu xây dựng và thực hiện vốn đầu tư, đến thu nhập thực tế và đời sống của người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp,đến vấn đề việc làm cho nguồn lao động . Chính phủ đó cú chỉ thị, đồng thời các chuyên gia đó đề xuất nhiều giải pháp để chặn lạm phát. Việc lựa chọn ưu tiên và điều hũa "liều lượng" của những giải pháp này như thế nào?
    Trước hết là tăng cung hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo đảm cung - cầu để thực hiện giải pháp tổng hợp này, cần quan tâm tới cả ba nguồn.
    Nguồn thứ nhất là sản xuất trong nước. Phần tăng chậm, thậm chí bị giảm hiện nay, chủ yếu rơi vào ngành nông nghiệp, đặc biệt là lương thực - thực phẩm, vật liệu xây dựng, điện Một mặt cần phũng chống thiờn tai, dịch bệnh để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Mặt khác cần "lấy mựa bự chiờm", lấy thực phẩm khỏc bự cho nguồn thực phẩm từ gia sỳc, gia cầm; phũng dịch bệnh nhưng không kỳ thị việc tiêu thụ thực phẩm từ gia súc, gia cầm, nếu những sản phẩm đó được xác định là sạch và việc chế biến bảo đảm, không ăn tiết canh
    Nguồn thứ hai là kiểm tra các đơn vị, nhất là các đơn vị cung ứng lớn để xử phạt nghiêm tỡnh trạng găm hàng chờ giá; kiểm tra xử phạt tỡnh trạng "tộ nước theo mưa" - một tỡnh trạng thường xảy ra mỗi khi giá cả tăng.
    Nguồn thứ ba là tăng nhập khẩu. Sẽ có ba trường hợp xảy ra. Một, nhập siêu sẽ gia tăng trong khi mức nhập siêu trong bảy tháng đó lớn hơn mức nhập siêu cả năm từ trước tới nay. Hai, giảm tỷ giá VNĐ/USD - tức là tăng giá nội tệ - nhưng vẫn cần mua ngoại tệ trong điều kiện lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam tăng ở tất cả các nguồn. Nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) 7 tháng theo đăng ký mới và bổ sung lờn đến trên 7,5 tỉ USD, cao gần gấp rưỡi cùng kỳ; thực hiện đạt gần 2,3 tỉ USD, tăng 20%. Nguồn đầu tư gián tiếp (FII) tính đến nay theo thị giá lên đến trên 6,2 tỉ USD. Nguồn đầu tư gián tiếp đang tích cực giải ngân và khả năng cả năm sẽ vượt 2 tỉ USD, tăng ít nhất 10% so với năm trước.
    Nguồn kiều hối (bao gồm cả lượng tiền của Việt kiều gửi về giúp gia đỡnh người thân, cả lượng tiền của những người đi xuất khẩu gửi về) tiếp tục tăng. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam tăng do lượng khách tăng 14,6%. Trong điều kiện USD giảm giá trên thị trường thế giới, nhưng vẫn tăng nhẹ ở Việt Nam thỡ lượng USD đổ vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh và giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ vẫn cũn "đắt" kép.
    Ba, thu ngân sách từ nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng do giảm thuế suất thuế nhập khẩu. Tác động này cần và có thể được xử lý bằng các biện pháp khác để bù vào, thậm chí cần phải giảm chi ngân sách trên cơ sở đẩy mạnh tiết kiệm và chống lóng phớ, thất thoỏt. Tuy nhiờn, giảm thuế nhập khẩu là để giảm giá tiêu dùng, mang lại lợi ích cho người tiờu dựng, nếu khụng quản lý tốt sẽ rơi vào các nhà nhập khẩu.
    Một giải pháp trực tiếp và cực kỳ quan trọng trong thời gian này là thu hút tiền từ lưu thông về ngân hàng để giảm áp lực tăng giá. Các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi, khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng muộn, nhưng lại rất mạnh và rất cần thiết, cần tiếp tục thực hiện và tạo sự đồng thuận.
    Cần áp dụng thêm các biện pháp khác như phát hành trái phiếu, nõng lói suất huy động vốn. Ngân hàng thương mại cần chấp nhận giảm lói, thậm chớ tạm thời lỗ vào lỳc này (nhưng tính chung cả năm vẫn lói) để chặn đứng lạm phát. Đối với những công trỡnh xõy dựng cú thể cần cõn nhắc, nếu thấy chưa thật cần thiết thỡ tạm hoón để tránh đưa vốn ào ạt ra lưu thông trong khi chưa ra sản phẩm để cân đối tiền - hàng.
    Một trong những nguyên nhân làm cho giá cả tăng có một phần là do công tác quản lý nhà nước về giá cả chưa thật tốt, biểu hiện trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là việc kiểm tra, thanh tra tỡnh trạng "tộ nước theo mưa", tỡnh trạng lạm dụng độc quyền nhà nước để độc quyền giá cả, tỡnh trạng găm hàng chờ giá.
    Những nhà sản xuất, kinh doanh cũng cần đẩy mạnh bán ra vừa lấy tiền quay vũng vốn nhanh, vừa tận dụng thời cơ giá cả đang ở đỉnh cao, vừa góp phần hỗ trợ người tiêu dùng.
     
Đang tải...