Chuyên Đề Lạm phát ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp 2011

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, tình hình kinh tế có nhiều điểm khởi sắc, thu lại được nhiều thành tựu to lớn.

    Tuy nhiên, nền kinh tế vĩ mô còn ẩn chứa nhiều bất ổn. Trong những năm gần đây tình hình lạm phát đang diễn ra và khó kiểm soát, và đề tài lạm phát trở thành đề tài nóng trên khắp các diễn đàn. Vậy tại sao cần bình luận về lạm phát khi đã có nhiều người nói về nó. Có ba lý do:

    Lý do thứ nhất, cực kỳ quan trọng là ảnh hưởng của lạm phát tới sự ổn định và công bằng xã hội.

    Lý do thứ hai là cần làm sáng tỏ thêm nguyên nhân gây ra lạm phát. Từ những nguyên nhận gây nên lạm phát làm mất cân bằng xã hội chúng ta có thể tìm hiểu và hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của lạm phát gây ra cho xã hội cho nền kinh tế nước ta.

    Cuối cùng, vì đây thực sự là một vấn đề rất cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay, nắm bắt kịp thời những thông tin về lạm phát giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình phù hợp, hạn chế được những rủi ro về lãi suất, tỷ giá Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu, nghiên cứu cho chuyên đề của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu.

    ã Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kinh tế vĩ mô nói chung và lạm phát nói riêng.

    ã Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay.

    ã Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề xuất giải pháp khắc phục

    3. Đối tượng nghiên cứu.

    Chuyên đề nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về kinh tế vĩ mô trong đó có vấn đề lạm phát.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, số liệu nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2000 đến nay.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Để giải quyết vấn đề đặt ra, chuyên đề đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac – Lênin, vận dụng trong môi trường thực tế, hiện tại.

    - Kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống dựa trên những tài liệu từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành và một số website có uy tín để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài.

    6. Kết cấu đề tài

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề bao gồm ba chương như sau:

    Chương một: Tổng quan về môn học Kinh tế vĩ mô và vấn đề lạm phát.

    Chương hai: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay và những giải pháp để ổn định lạm phát.

    Chương ba: Đánh giá và nhận xét môn học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...