Luận Văn Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2009, một số kiến nghị về giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Cuối năm 2007, nửa đầu năm 2008 tình hình lạm phát gia tăng mạnh. Chính các nhà nghiên cứu kinh tế cũng thừa nhận tình hình lạm phát thời gian đó là nằm ngoài dự đoán. Đầu năm 2008 lạm phát gia tăng và đạt kỉ lục tính cho suốt cả thập kỷ qua đặc biệt là vào 5/2008 với tỷ lệ 3.91%. Kiềm chế lạm phát trở thành mục tiêu hàng đầu, chính phủ Việt Nam đã có những hội nghị không thường niên nhằm đưa ra những giải pháp kiềm chế lạm phát. Không lâu sau đó, cuối năm 2008 tình hình lạm phát đổi chiều. Cú lộn ngược dòng của lạm phát trong thời gian ngắn như vậy không khỏi khiến người ta ngỡ ngàng. Mục tiêu tăng trưởng lại về với vị trí ưu tiên hàng đầu. Chính phủ chính thức công bố và tiến hành thực hiện gói kích cầu nhằm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và rồi câu hỏi liệu kích cầu ảnh hưởng thế nào tình hình lạm phát lại xuất hiện.


    Qua thời gian thực tập ở Viện nghiên cứu Khoa Học Tài Chính được sự giúp đỡ nhiệt tình của Viện Phó, các cán bộ trong Viện cùng với những kiến thức tích lũy được trong thời gian còn học ở lớp Toán Kinh Tế, khoa Toán Kinh Tế thuộc trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, với sự chỉ dẫn tận tình của thầy Cao Xuân Hoà và cô Vũ Thị Bích Ngọc, em chọn đề tài: “Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2009, một số kiến nghị về giải pháp” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hóa lý luận về lạm phát.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình lạm phát trong thời gian từ năm 2002 đến tháng ba năm 2009.
    - Dự báo mức lạm phát trong một vài tháng cuối năm 2009.
    - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng kiềm chế và chống lạm phát trong năm 2009.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trong phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đi sâu vào nhận định tình hình biến động nội tại chuỗi gia tăng lạm phát, nhìn nhận lý do khách quan của sự biến động, từ đó có cơ sở để đưa ra những kiến nghị và giải pháp trong công tác quản lý và kiềm chế lạm phát, từ đó có làm tốt lên công tác ổn định kinh tế vĩ mô.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong phạm vi nghiên cứu chuyên đề này, em sử dụng mô hình ARCH để phân tích chuỗi thời gian. Thông thường mô hình này đựơc dùng để đánh giá độ rủi ro của các chuỗi tài chính. Tuy nhiên, xét thấy dùng mô hình này cho chuỗi mức gia tăng CPI nhằm có được phương trình trung bình và độ dao động của mức gia tăng lạm phát cũng là một điều đáng để lựa chọn nên em đã sử dụng phương pháp này.
    5. Kết cấu của chuyên đề
    Chương 1 : Những lý thuyết về lạm phát.
    Chương 2 : Sử dụng mô hình ARCH mô tả lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2009, và dự báo cho những tháng còn lại cuối năm 2009.
    Chương 3 : Một số kiến nghị và giải pháp cho việc quản lý, kiểm soát, kiềm chế lạm phát.
    (100 trang)
     
Đang tải...