Tiến Sĩ Lạm phát ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Lạm phát ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Thực trạng và giải pháp
    Định dạng file word


    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Trong quá trình phát triển kinh tế nhất là trong nền kinh tế thị trường, các nước XHCN kể cả Lào đã phải đương đầu lạm phát cao và tăng trưởng chậm. Lạm phát cao, thậm chí là siêu lạm phát đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế bởi vì nó đã gây rất nhiều tác hại đối với quá trình phát triển của những nước đó. Dường như có một quy luật chung là không có nước nào tiến hành chuyển đổi theo hướng thị trường mà không có lạm phát.
    Khi tự do hoá thị trường đã đạt đến một mức độ nhất định, lạm phát đã tăng lên rất cao, các nước bắt đầu thực hiện chương trình ổn định bằng việc cắt giảm khoá chặt, chính sách thu nhập và cải tổ các doanh nghiệp nhà nước. Lạm phát đã giảm đi nhưng sản xuất cũng giảm đi nhanh chóng do sự suy giảm của tổng cầu, do đầu tư giảm, hệ thống kinh tế cũ đã bị xoá bỏ, hệ thống kinh tế mới chưa phát huy hiệu quả. Nguyên nhân tái lạm phát vẫn tồn tại trong áp lực tăng lương và chính sách lãi xuất cao đã khuyến khích nợ giữa các xí nghiệp cuối cùng gây áp lực đối với hệ thống ngân hàng để tái tài trợ các khoản nợ này. Một lần nữa các nước chuyển đổi kinh tế lại đứng trước nguy cơ tái lạm phát, một số nước đã thực sự rơi vào cuộc khủng hoảng nợ và lạm phát trầm trọng như nước Nga năm 1998.
    Sau ba cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á (1997), Nga (1998), Brazil (1999) và sự rối loạn về tài chính ở Mexico (1999), Lào, Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác đã chuyển sang giai đoạn giảm phát và suy thoái kinh tế. Trước bối cảnh đó Chính phủ Lào đã áp dụng các biện pháp kích cầu băng việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Điều tất yếu đã xảy ra mang tính chu kỳ, năm 2008 lạm phát đã quay trở lại gây rất nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng lạm phát ở Việt Nam cũng như ở Lào không có yếu tố tiền tệ mà là lạm phát chi phí đẩy phát sinh từ sự tăng giá quốc tế và họ ủng hộ quan điểm tăng tiền vào lưu thông để giải quyết các vấn đề ách tắc của nền kinh tế. Một số ý kiến khác lại cho rằng lạm phát ở Lào có nguyên nhân tiền tệ và họ khuyến nghị nên áp dụng ngay các giải pháp thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tài khoá trước khi lạm phát không thể kiểm soát được. Trong khi đó, một số nhà kinh tế lại đưa ra khái niệm lạm phát cơ bản, theo họ cần phải loại bỏ các mặt hàng có tính nhạy cảm cao về giá cả như xăng dầu, lương thực ra khỏi rổ hàng hoá khi tính lạm phát cơ bản. Như vậy lạm phát cơ bản ở Lào chưa cao và chưa cần áp dụng các biện pháp mạnh để kiềm chế lạm phát. Từ các quan điểm trái ngược nhau đã dẫn đến những giải pháp rất khác nhau trong việc kiềm chế lạm phát, điều đó cho thấy sự phức tạp và tính chất nghiêm trọng của lạm phát. Việc nghiên cứu lạm phát và cơ chế truyền dẫn lạm phát ở Lào, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu để kiềm chế lạm phát là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Lạm phát ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Thực trạng và giải pháp”.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chống lạm phát của các nước chuyển đổi kinh tế nói chung và của Lào nói riêng. Đề tài của luận án sẽ tập trung nghiên cứu các nguyên nhân căn bản và cơ chế truyền dẫn lạm phát ở Lào trong quá trình chuyển đổi kinh tế, phân tích ảnh hưởng của cải tổ kinh tế và tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô chống lạm phát trong thời gian qua từ đó rút ra các biện pháp thích hợp cho việc kiềm chế lạm phát ở Lào trong tương lai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Lạm phát liên quan đến rất nhiều vấn đề của kinh tế phát triển như là phân phối thu nhập, đói nghèo và thất nghiệp. Nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đó là hai vấn đề quan trọng của các nước XHCN và một số nước trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Luận án bao gồm những nội dung chính sau đây.
    a. Nghiên cứu lạm phát ở các nước trên thế giới trong thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra bài học cho chuyển đổi kinh tế và kiềm chế lạm phát.
    b. Nghiên cứu lạm phát ở Lào nhằm làm rõ nguyên nhân căn bản và cơ chế truyền dẫn của lạm phát, tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và lạm phát, hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô chống lạm phát trong thời gian qua. Cuối cùng đưa ra các giải pháp cho việc kiềm chế lạm phát.
    Đề tài sẽ giới hạn việc nghiên cứu lạm phát trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2008. Nguồn số liệu của đề tài được rút ra từ nhiều tài liệu đã xuất bản công khai có liên quan đến nền kinh tế Lào cũng như các nền kinh tế chuyển đổi khác nhất là nước CHXHCN Việt Nam. Các số liệu có thể chưa chính xác và chưa nhất quán, đó là một khó khăn rất lớn trong quá trình nghiên cứu đề tài.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp như phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn giải, so sánh và phương pháp lịch sử. Các phương pháp đó được vận dụng đan xen lẫn nhau.
    Đặc biệt ở đây nguyên tắc toàn diện, lịch sử và cụ thể là phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu lạm phát ở Lào cũng như các nước khác. Luận án còn sử dụng phương pháp phân tích định lượng để bổ sung và kiểm chứng kết quả nghiên cứu định tính.
    5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    1. Hệ thống hoá các quan điểm lí thuyết về lạm phát chi phí đẩy (cost push) và lạm phát cầu kéo (Demand pull) trên quan điểm của Keynes, trường phái cơ cấu và trường phái tiền tệ.
    2. Phân tích nguồn gốc và cơ chế truyền dẫn lạm phát ở các nước trong quá trình phát triển kinh tế, các biện pháp đã được sử dụng để kiềm chế lạm phát. Cuối cùng rút ra quy luật chung cho các nền kinh tế chuyển đổi và bài học cho Lào.
    3. Phân tích nguồn gốc căn bản và cơ chế chuyền dẫn lạm phát ở Lào trong quá trình phát triển kinh tế. Dùng phương pháp kinh tế lượng để phân tích định lượng các mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế, cung tiền, tỷ giá và sự ưa thích đồng nội tệ để kiểm chứng cho các phân tích định tính và rút ra các gợi ý về giải pháp kiềm chế lạm phát ở Lào.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án bao gồm 3 chương, 10 tiết.


    Chương 1
    Lạm Phát và phát triển kinh tế - các vấn đề
    lý thuyết và thực tiễn

    1.1. Các vấn đề lý thuyết cơ bản về lạm phát
    1.1.1. Lạm phát và phương pháp tính lạm phát
    1.1.1.1. Giá cả và lạm phát
    Trước tiên chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa việc tăng đột biến tất cả các loại giá và việc dai dẳng trong mức giá chung. Sự tăng đột biến các loại giá thường phát sinh từ các cú sốc (ví dụ như cú sốc dầu lửa trên thế giới). Một ví dụ gần đây nhất là giá dầu tăng đến 147$/1 thùng tháng 7/2008. Trong khi đó sự tăng dai dẳng trong mức giá chung lại phát sinh từ các vấn đề kinh tế kinh niên chẳng hạn như thâm hụt ngân sách nặng nề trong nhiều năm. Việc tăng giá dai dẳng như vậy được gọi là lạm phát (Sachs and Larrain, 1993), hay nói một cách khác lạm phát là sự giảm dai dẳng trong sức mua của đồng tiền. Định nghĩa này mới chỉ nói tới hiện tượng mà không nêu được nguồn gốc và ảnh hưởng của hiện tượng đó. Các học thuyết về lạm phát đã cho thấy tính chất phức tạp của các nguyên nhân gây ra lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát. Do vậy, định nghĩa nêu trên chỉ là một điểm khởi đầu.
    Hai khái niệm khác tương đối gần với định nghĩa về lạm phát là thiểu phát (deflation) và giảm phát (disflation). Trước hết thiểu phát là hiện tượng mà trong đó giá đang giảm đi, một lần nữa khái niệm này cũng không nêu được nguồn gốc và ảnh hưởng của việc giảm giá. Điều đáng lưu ý ở đây là lạm phát và thiểu phát chỉ là sự khác nhau trong hướng vận động ngược chiều của giá cả. Thứ hai, giảm phát là sự giảm dần trong sự tăng của mức giá chung. Trong khái niệm này, giá vẫn tăng nhưng tốc độ chậm hơn, hiện tượng này thường được xem như một quá trình giảm dần tốc độ lạm phát do các chính sách tích cực của chính phủ. Trong một số trường hợp khác, giảm phát là kết quả tác động thuần tuý của các lực lượng thị trường.
    1.1.1.2. Phương pháp tính lạm phát
    Chúng ta đã nêu khái niệm cơ bản về lạm phát. Có rất nhiều loại giá cả trong nền kinh tế, có loại giá tăng lên, có loại giá giảm đi, và số còn lại không thay đổi.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Phần tiếng Việt
    1. Nguyễn Văn Dần (2005), Chớnh phủ Quy định chi tiết thi hành Phỏp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lóng phớ ngày 09 thỏng 6 năm 1998. “Kinh tế vĩ mụ”, Nxb Tài chớnh, Hà Nội.
    2. Vũ Đình Duy (2005), "Chính sách tài khoá và tăng trưởng kinh tế", Tạp chí Tài chính, (8).
    3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    5. Đặng Đức Đạm (1997), Đổi mới kinh tế Việt Nam - thực trạng và triển vọng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    6. Foseph.E.Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    7. Phan Thị Hồng Hải (2005), Lạm phát trong các nước chuyển đổi kinh tế và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
    8. Ngô Thanh Hoàng (2003), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
    9. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    10. PGS. TS. Lê Văn Hưng (2006), Tăng Cường huy động Nguồn vốn trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách và góp phần kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
    11. Nguyễn Quốc Khải (2004), Lạm phỏt tại Việt Nam nhảy vọt trong năm 2004.
    12. Đặng Thị Loan, Lê Duy Phong, Hoàng Văn Hoa (2006), Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    13. Ngõn hàng Nhà nước Việt Nam (2000), Ba chương trỡnh cải cỏch - Trung Quốc hoà nhập vào WTO, (3).
    14. Quách Đức Pháp (2002), "Tiến trình cải cách hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam", Tạp chí Thuế, (4).
    15. Nguyễn Văn Phụng (2005), "Vì một môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp", Tạp chí Tài chính, (11).
    16. Hoàng Thị Phương (1998), "Vấn đề tính thuế đối với hoa hồng đại lý", Tạp chí Thuế, (51).
    17. Huỳnh Huy Quế (1999), "Làm gì để thực hiện yêu cầu công khai dân chủ về thuế", Tạp chí Thuế, (52).
    18. Huỳnh Huy Quế (2005), "Ngành thuế qua 15 năm đổi mới", Tạp chí Tài chính, (8).
    19. Hoàng Văn Sâm (2002), Thâm hụt NSNN ở Việt Nam - thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
    20. Lê Duy Thành (2006), "Cải cách thủ tục hành chính thuế", Tạp chí Tài chính, (6).
    21. Hà Huy Thành (2006), Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Thống đốc Ngõn hàng Nhà nước (2004), "Lạm phỏt dưới gúc nhỡn", Bỏo đầu tư, (74).
    23. Tổng Cục thuế (2000), Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2001-2010 ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Bộ Tài chính.
    24. Dương Văn Trác (1999), "Thuế giá trị gia tăng đối với ngành xây dựng", Tạp chí Thuế, (52).
    25. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Giáo trình thuế - lý thuyết bài tập - bài giảng, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
    26. Lê Xuân Trường (2005), "Qua một năm thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế", Tạp chí Tài chính, (11).
    27. Lê Xuân Trường (2006), Chính sách thuế với nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
    28. Lê Xuân Trường, Vương Thị Thu Hiền (2007), Câu hỏi và bài tập thuế, Học viện Tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    29. Chu Văn Tuấn (1999), Hoàn thiện hệ thống thuế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...