Chuyên Đề Lạm phát mục tiêu, tỉ giá hối đoái và toàn cầu hóa tài chính

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TÓM TẮT
    1. GIỚI THIỆU 1
    2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VĨ MÔ NỀN TẢNG . 4
    2.1. Thuyết cổ điển mới và Keynes mới 8
    2.2. Giả thiết kỳ vọng hợp lý . 10
    3. CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY 12
    4. MÔ HÌNH ÁP DỤNG TRONG ĐỀ TÀI . 18
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    6. DỮ LIỆU VÀ MỐI QUAN HỆ . 29
    7. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG . 34
    8. TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM . 43
    9. NHẬN XÉT . 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . T1
    PHỤ LỤC 1. Tương quan giữa các biến trong mô hình P2
    PHỤ LỤC 2. Mối quan hệ giữa Inflation and Output Gap . P6
    PHỤ LỤC 3. Danh sách các biến công cụ . P10
    PHỤ LỤC 4. Các nguồn thông tin về chỉ tiêu lạm phát tối đa của Việt Nam. P13

    LẠM PHÁT MỤC TIÊU, TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TOÀN CẦU HÓA TÀI CHÍNH
    TÓM TẮT
    Đề tài nghiên cứu sự tác động toàn cầu hóa tài chính lên các nền kinh tế mới nổi theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu, từ đó xem xét ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam thông qua mô hình nghiên cứu với những giả định cần thiết. Liệu Ngân hàng Trung ương của các nền kinh tế này có thực hiện công cụ tỷ giá để điều tiết phục vụ cho chính sách lạm phát mục tiêu hay không? Tác giả sử dụng dữ liệu theo quý của sáu quốc gia đã thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu hơn một thập kỷ qua, cập nhật đến quý 4 năm 2011; đồng thời sử dụng mô hình kiểm định này áp dụng cho Việt Nam. Lý thuyết chủ đạo của bài nghiên cứu là trường phái Tân Keynesian với mô hình Tân Keynesian cho nền kinh tế mở nhỏ, đã được trình bày chi tiết trong bài nghiên cứu của Gali và Monacelli (2005), phương pháp hồi quy các hệ số là kỹ thuật GMM cho hệ phương trình. Tác giả sẽ sử dụng số liệu hàng quý cho sáu thị trường mới nổi kể từ ngày lạm phát mục tiêu của chúng được thông qua cho đến quý 4 năm 2011. Nghiên cứu này sử dụng mô hình kinh tế mở Keynesian và Monacelli (2005) cùng với công cụ đa phương trình GMM để nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phản ứng của các Ngân hàng Trung ương đối với tỷ giá hối đoái, chênh lệch lạm phát và lỗ hổng sản lượng trong trường hợp của các nước Brazil, Chile, Mexico, Thailand, Korea và Czech Republic. Đứng trên lập trường của tác giả, các đặc tính đặc thù của thị trường mới nổi như vấn đề e ngại cơ chế thả nổi (fear of floating), hệ thống tài chính yếu kém hay mức độ tín nhiệm Ngân hàng thấp sẽ làm cho tỷ giá hối đoái trở nên quan trọng đối với những nền kinh tế này. Từ đó tác giả xây dựng mô hình để kiểm định nhận xét này, đồng thời áp dụng cho trường hợp Việt Nam với những giả định cần thiết.


    1. GIỚI THIỆU
    Một chính sách tiền tệ truyền thống của mỗi quốc gia được đặt ra thông thường để đạt được 4 mục tiêu chính: tạo ra công ăn việc làm cho xã hội hay làm giảm áp lực thất nghiệp; đảm bảo sự tăng lên của GDP thực (tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát); ổn định giá trị đối nội của đồng tiền hay đảm bảo sức mua hàng hoá trong nước của nội tệ; ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền hay là ổn định tỷ giá. Qua việc xem xét các mục tiêu của chính sách tiền tệ và các mối quan hệ giữa chúng cho thấy rằng: Ngân hàng Trung ương không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong ngắn hạn, mà buộc phải lựa chọn một mục tiêu chính để tập trung trong khi tạm thời coi nhẹ các mục tiêu khác. Vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta tiếp theo sẽ là mục tiêu nào nên được chọn làm mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ. Và nó có tác động thế nào đến các biến số của nền kinh tế. Trước đây, thường có hai xu hướng chính cho chính sách tiền tệ: một là tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế hoặc cùng một lúc theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau. Thực tế chỉ ra rằng việc mau chóng đạt được một vài mục tiêu (tạo thêm việc làm và tăng trưởng kinh tế) với sự trợ giúp của chính sách tiền tệ mở rộng sẽ không tránh khỏi lạm phát gia tăng, dẫn đến xung đột nguyên tắc ổn định giá cả. Và từ đó, người ta nhận ra rằng việc đạt được ổn định giá cả mới là yếu tố tiên quyết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hay ngay như trong Luật Ngân hàng Trung ương châu Âu có nói rằng mục tiêu cơ bản nhất của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, bên cạnh đó cần tập trung đến các mục tiêu kinh tế khác như tạo thêm việc làm, tạo sự nhịp nhàng giữa dao động của sản xuất và việc làm trong ngắn hạn v.v . nhưng không được xung đột mục tiêu cơ bản nhất - ổn định giá cả.
    Tuy nhiên ổn định giá cả lại không đơn giản là việc kiểm soát lạm phát. Theo nghĩa hẹp đó là việc Ngân hàng Trung ương ngăn chặn cả tình trạng lạm phát lẫn thiểu phát của nền kinh tế (vì thông qua kênh tài chính và các kênh khác, với cùng một chỉ số tuyệt đối về lạm phát hay giảm phát như nhau, thì chi phí đối với nền kinh tế từ giảm 2
    phát còn lớn hơn từ lạm phát). Trong khi đó hiểu theo nghĩa rộng hơn (mang tính thị trường hơn) thì ổn định giá cả đạt được khi mà sự biến động của giá cả (thể hiện qua tỷ lệ lạm phát) không gây ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư hay tiêu dùng của các công ty hay chủ thể khác trên thị trường. Tất nhiên khi giá cả được giữ ở mức ổn định thì nó có thể giúp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của cả lạm phát lẫn thiểu phát, nhưng bản thân ổn định giá cả cũng mang trong mình những ích lợi riêng như:
     Cho phép sự thay đổi trong mức giá cả tương đối khi nó không còn bị ảnh hưởng bởi sự dao động trong mức giá cả chúng, vì thế các quyết định đầu tư hay tiêu dùng sẽ vẫn được đưa ra một cách chính xác và dễ dàng. Nghĩa là ổn định giá cả hướng dẫn các nguồn lực tìm đến với khu vực mang lại lợi nhuận tốt, và nhờ đó tăng tiềm năng sản xuất của nền kinh tế.
     Nếu tất cả các nhà đầu tư đều tin tưởng rằng mức giá cả là ổn định trong tương lai, họ sẽ không yêu cầu có “mức phí bù lạm phát” để bù đắp cho sự trượt giá của đồng tiền và rủi ro khi nắm giữ các tài sản tài chính dài hạn. Bằng cách loại trừ phần chi phí bù đắp này ra khỏi lãi suất thực tế, thị trường vốn sẽ hoạt động có hiệu quả hơn và khuyến khích được nhiều đầu tư.
     Việc giá cả ổn định cũng sẽ khiến các công ty và cá nhân không cần thiết phải rút bớt các nguồn lực của mình ra khỏi khu vực sản xuất nhằm tự phòng tránh các rủi ro do lạm phát hoặc thiểu phát.
     Sự ổn định giá cả giúp tăng cường đáng kể sự công bằng xã hội thông qua việc loại trừ những chi phí thực phát sinh khi lạm phát hay thiểu phát làm tăng sự méo mó ảnh hưởng đến thuế và an toàn xã hội, cũng như giảm sự phân phối lại của cải và thu nhập một cách độc quyền.

    Trong hai thập kỉ qua, thế giới đã chứng kiến sự tăng lên của sự vận động nguồn vốn ở các nước và mặt khác là sự gia tăng số lượng các quốc gia thông qua hay chấp nhận lạm phát mục tiêu. Trong số các quốc gia chấp nhận lạm phát mục tiêu, có một số quốc 3
    gia tiến bộ và phát triển như New Zealand, Thụy Điển, UK tương đối ít quan tâm đến sự vận động của tỷ giá hối đoái là do cấu trúc kinh tế đặc thù của các quốc gia đó, tuy nhiên cũng có nhiều thị trường kinh tế mới nổi, đặc biết rất quan tâm đến sự vận động của tỷ giá hối đoái. Lý do quan trọng mà các thị trường kinh tế mới nổi này quan tâm đến tỷ giá hối đoái điển hình là nỗi lo của sự thả nổi (fear of float) được đề cập đến trong tài liệu của Calvo và Reinhart (2002). Thứ hai, sự tự do hóa trong tài khoản vốn của các thị trường kinh tế mới nổi là cho sự luân chuyển vốn diễn ra rất nhanh dẫn đến sự bất ổn định trong tỷ giá hối đoái. Thứ ba, khi các dòng vào của nguồn vốn đến với các quốc gia này, đặc biệt là tiền mặt, nó có thể tạo nên áp lực lên tỷ giá hối đoái. Hiện tượng này gần đây đã gây ra một tranh luận rằng các Ngân hàng Trung ương có nên phản ứng lại với tỷ giá hối đoái hay là không. Tuy nhiên, mặt khác, theo Svensson (1999), tính minh bạch dưới chế độ IT là cần thiết. Do đó, các nền kinh tế phải chắc chắn rằng Ngân hàng Trung ương đang nhắm mục tiêu đến chỉ là lạm phát hay là tỷ giá hối đoái. Nếu không phải như thế, nó có thể dẫn đến vấn đề không nhất quán thời gian (time inconsistency problem), được đề cập đến trong tài liệu của Kydland and Prescott(1977). Về mặt lý thuyết, dưới chế độ lạm phát mục tiêu, các Ngân hàng được chỉ tập trung vào việc bình ổn giá cả, những mục tiêu khác như đảm bảo chính sách tiền tệ thông qua tỷ giả ít được quan tâm. Nhưng thực tế cho thấy rằng hầu hết các Ngân hàng của các quốc gia theo đuổi lạm phát mục tiêu thường có 2 mục tiêu là: bình ổn giá cả và ổn định tài chính. Ngoài ra, một số bài nghiên cứu cũng lập luận rằng khung pháp lý cũng là công cụ nhằm đạt đến việc ổn định tài chính. Theo quan điểm thực tế này, tác giả lựa chọn mẫu quan sát từ các nền kinh tế mà các Ngân hàng Trung ương đều được ủy quyền để đảm bảo cả việc bình ổn giá cả và ổn định tài chính.
    Ngoài ra với lý thuyết " bộ ba bất khả thi ", phát biểu rằng việc tự do hóa dòng vốn cùng với chính sách tiền tệ độc lập chỉ có thể được thực hiện dưới chế độ tỷ giá thả nổi. Theo lý thuyết, một quốc gia không thể theo đuổi cả ba mục tiêu cùng một lúc là tự do hóa dòng vốn, chính sách tiền tệ độc lập và ổn định tỷ giá. Gần hai thập kỷ qua, các thị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...