Chuyên Đề Lạm phát mục tiêu ở các thị trường mới nổi và khả năng áp dụng khuôn khổ Lạm phát mục tiêu ở Việt Na

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .1

    TÓM TẮT .2

    1. GIỚI THIỆU 2

    2. TỔNG QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .3

    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

    3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH SỬ DỤNG .5

    3.2.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .6

    4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

    4.1. LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG 6

    4.1.1. Khái niệm khuôn khổ LPMT và các tham sô cần thiết trong thiết kế khuôn khổ LPMT 6

    4.1.1.1. Khái niệm khuôn khổ LPMT .6

    4.1.1.2. Các tham số cần thiết trong thiết kế khuôn khổ LPMT .7

    4.1.1.2.1. Biến mục tiêu ( target variable) 7

    4.1.1.2.2. Lạm phát cơ bản (core inflation) 8

    4.1.1.2.3. Điểm mục tiêu ( point target), điểm mục tiêu với khoảng dao động (point target with a band), khoảng mục tiêu (target range) .9

    4.1.1.2.4. Tỷ lệ Lạm phát dài hạn (Long-term inflation rate) 10

    4.1.1.2.5. The target horizon 11

    4.1.1.2.6. The policy horizon .12

    4.1.2. Các điều kiện cần thiết ban đầu hỗ trợ khuôn khổ LPMT .12

    4.1.2.1. Điều kiện 1: Nhiệm vụ theo đuổi mục tiêu LP và trách nhiệm đạt được mục

    tiêu đề ra 12

    4.1.2.1.1. Nhiệm vụ và sự độc lập của các công cụ .12

    4.1.2.1.2. Trách nhiệm và tính minh bạch của CSTT 14

    4.1.2.2. Điều kiện 2: Đảm bảo rằng mục tiêu LP không bị ảnh hưởng bởi các mục

    tiêu khác .16

    4.1.2.2.1. Không có sự thống trị tài khóa 16

    4.1.2.2.2. Ổn định các yếu tố bên ngoài 17

    4.1.2.2.3. Mức độ LP vào thời điểm thông qua khuôn khổ LPMT .18

    4.1.2.3. Điều kiện 3: Hệ thống tài chính ổn định và phát triển để thực hiện khuôn khổ LPMT 18

    4.1.2.3.1. Ổn định hệ thống tài chính 18

    4.1.2.3.2. Phát triển hệ thống tài chính .19

    4.1.2.4. Điều kiện 4: Điều hành chính sách tiền tệ 20

    4.1.2.4.1. Hướng dẫn điều hành chính sách và các công cụ 20

    4.1.2.4.2. Sự lan truyền của CSTT 23

    4.1.2.4.3. Dự báo lạm phát .24

    4.1.2.4.4. Chính sách tỷ giá hối đoái .29

    4.2.KINH NGHIỆM CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI 33

    4.2.1. Kinh nghiệm của Chile và Hungary trong việc đối phó với sự dao động của

    TGHĐ 33

    4.2.2. Kinh nghiệm xây dựng LPMT ở Brazil .35

    4.3.KHẢ NĂNG ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ LPMT Ở VIỆT NAM .39

    4.3.1. Tình hình Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2011 39

    4.3.2. Phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam .43

    4.3.2.1. Phân tích các công cụ trực tiếp 43

    4.3.2.1.1. Lãi suất .43

    4.3.2.1.2. Hạn mức tín dụng .44

    4.3.2.2. Phân tích công cụ gián tiếp 45

    4.3.2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở .45

    4.3.2.2.2. Dự trữ bắt buộc 47

    4.3.3. Phân tích chính sách tài khóa .49

    4.3.3.1. Tài khóa của VN phản ứng không phù hợp với trạng thái chu kỳ kinh tế____49

    4.3.3.2. Hiệu quả đầu tư từ ngân sách còn quá thấp 51

    4.3.3.3. Tỷ lệ bội chi ngân sách quá cao 51

    4.3.4. Phân tích cách Việt Nam đưa ra và thực hiện mục tiêu 53

    4.3.5. Phân tích sự độc lập của NHTW .55

    4.3.6. Phân tích hệ thống tài chính Việt Nam .58

    4.3.7. Phân tích chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam .60

    4.3.8. Phân tích công tác dự báo lạm phát của Việt Nam 63

    4.3.8.1. Cơ sở hạ tầng 63

    4.3.8.2. Khả năng dự báo 64

    4.3.8.3. Hậu quả của việc dự báo không hiệu quả .64

    4.4. TRIỂN VỌNG VÀ DỰ BÁO LAM PHÁT CHO VIỆT NAM 65

    4.4.1. Tăng trưởng kinh tế 66

    4.4.2. Xuất nhập khẩu .67

    4.4.3. Nền kinh tế thế giới 69

    4.4.4. Áp dụng mô hình cấu trúc cho Việt Nam 70

    5. KẾT LUẬN .75

    5.1. CHỐT LẠI NGHIÊN CỨU .75

    5.2. ĐỀ XUẤT 75

    5.2.1. Đề xuất từ mô hình 75

    5.2.2. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt 76

    5.2.3. Phát triển thị trường tài chính 77

    5.2.4. Đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính thông qua hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát ngân hàng .78

    5.2.5. Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 80

    5.3.HẠN CHẾ .80

    PHỤ LỤC 81

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

    Đề tài: Lạm phát mục tiêu ở các thị trường mới nổi và khả năng áp dụng khuôn khổ LPMT ở Việt Nam.

    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Từ trước đếnnay, Việt Nam đã và đang thực hiệnchính sách tiền tệ đa mục tiêu. Chúng ta vừa kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhanh chóng vươn lên và ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và giải quyết công ăn việc làm, vừa kỳ vọng kiểm soát giá cả và lạm phát, ổn định tiền tệ, vừa sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ bổ trợ ổn định ngân sách, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc gia. Thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu với neo danh nghĩa là Tổng phương tiện thanh toán (M2) chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ này đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế của mình. Việc điều hành chính sách tiền tệ có tính “giật cục” từ đầu năm 2008 đến nay chỉ để chống đỡ lạm phát là minh chứng rất rõ cho vấn đề này. Chính phủ đã thực sự có những phản ứng chống lạm phát thông qua các chính sách tiền tệ và tài khóa nhưng thường phản ứng chậm và thụ động trong đa số trường hợp. Một câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì khi phải chấp nhận sự thật là chất lượng tăng trưởng thấp trong khi lạm phát lại tăng mạnh? Đứng trước những khó khăn đó, làm sao vừa kiềm chế được lạm phát, vừa tiếp tục tăng trưởng ở mức hợp lý là một bài toán rất khó. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, liệu Lạm phát mục tiêu, một khuôn khổ CSTT mà theo đó, NHTW hoặc Chính Phủ thông báo một số mục tiêu trung hạn về lạm phát và NHTW cam kết đạt được những mục tiêu này có là lối thoát cho tình trạng kinh tế Việt Nam.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đi vào giải quyết các câu hỏi:

    ã Những điểu kiện nào để có thể áp dụng khuôn khổ LPMT?

    2012
    ã Liệu Việt Nam hiện nay đã có đủ điều kiện áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hay chưa?

    ã Để có thể áp dụng khuôn khổ LPMT Việt Nam cần thay đổi như thế nào?

    TÓM TẮT

    Đề tài trình bày các yếu tố trong việc thiết kế khuôn khổ LPMT ở một quốc gia bao gồm: định nghĩa về biến mục tiêu; thước đo lạm phát; ưu nhược điểm của

    các loại mục tiêu( point targets, point targets with a band, and range targets) .

    Tiếp theo đó đề tài đi tìm hiểu các điều kiện ban đầu hỗ trợ cho khuôn khổ Lạm phát mục tiêu (LPMT). Những điều kiện này được chia làm bốn nhóm: nhiệm vụ hỗ trợ khuôn khổ LPMT và trách nhiệm đạt được mục tiêu; ổn định kinh tế vĩ mô; ổn định và phát triển hệ thống tài chính; các công cụ điều hành chính sách hiệu quả. Tiếp theo đề tài sẽ Đề tài cũng trình bày kinh nghiệm xây dựng lạm phát ở 2 thị trường mới nổi tiêu biểu là Chile và Brazil. Sau đó đề tài sẽ đi vào xem xét tình hình Việt Nam cũng như khả năng Việt Nam áp dụng được khuôn khổ LPMT như một cái neo danh nghĩa mới được không.

    1. GIỚI THIỆU

    Ngày càng nhiều các nước áp dụng khuôn khổ LPMT, khuôn khổ này được mở rộng từ các nước công nghiệp cho các nước có thị trường mới nổi như Brazil, Chile, Colombia, Cộng hòa Séc, Hungary, Israel, Hàn Quốc, Mexico, Ba Lan, Nam Phi, và Thái Lan . Những thách thức mà các nước công nghiệp phải đối mặt trong việc áp dụng LPMT là không nhiều và tương đối rõ ràng, do kinh nghiệm tương đối lâu dài trong lĩnh vực này. Các nước công nghiệp cũng được hưởng lợi từ phát triển thị trường tài chính và kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ gián tiếp, dựa vào thị trường để thực hiện CSTT. Ngược lại, những thách thức đối mặt với các nước thị trường mới nổi đang tìm cách thông qua khuôn khổ LPMT chưa được hiểu rõ. Bài
    2012
    viết này đề cập đến điều kiện ban đầu mà các nước thị trường mới nổi có thể thiết lập để hỗ trợ cho khuôn khổ LPMT. Trong khuôn khổ như vậy, LPMT chiếm ưu thế ở bất kỳ mục tiêu chính sách khác. Việc chuyển đổi từ một công bố đơn giản về lạm phát sang LPMT một cách chính thức có thể mất vài năm. Vì vậy, bài viết này đưa ra các bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi.

    Độ tin cậy của một khuôn khổ LPMT đòi hỏi CSTT không nên nhắm mục đích ở các cấp độ mục tiêu của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hoặc thực. Tuy nhiên, CSTT của các thị trường mới nổi phải quan tâm đến vấn đề TGHĐ bởi vì TGHĐ có tác động quan trọng đến lạm phát do tính chất mở của nền kinh tế.

    Các điều kiện cần thiết để hỗ trợ khuôn khổ LPMT có thể được chia làm bốn nhóm đó là:

    ã Nhiệm vụ theo đuổi mục tiêu lạm phát và trách nhiệm đạt được mục tiêu này.

    ã Đảm bảo rằng mục tiêu lạm phát không bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu khác.

    ã Hệ thống tài chính phát triển và ổn định để thực hiện khuôn khổ LPMT.

    ã Các công cụ cần thiết để hỗ trợ CSTT thực hiện khuôn khổ LPMT.

    Những điều kiện này sẽ được trình bày ở mục 4.1. Mục 4.2 sẽ cung cấp kinh

    nghiệm của các thị trường mới nổi trong việc thực hiện khuôn khổ LPMT. Sau đó chúng ta sẽ xem xét khả năng Việt Nam áp dụng khuôn khổ LPMT này ở mục 4.3, và dự báo triển vọng LP Việt Nam ở mục 4.4. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra các đề xuất cho Việt Nam.

    2. TỔNG QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

    Federic S. Miskin, “Can inflation targeting work in emerging market countries" : khuôn khổ LPMT ở các nước mới nổi thì rất phức tạp, nó không phải là một liều thuốc
    2012
    hữu hiệu cho tất cả các căn bệnh của quốc gia đó. Tuy nhiên khuôn khổ LPMT là một công cụ hữu hiệu giúp các nước này tăng cường tính ổn định của nền kinh tế.

    Frederic S. Mishkin, “ Does inflation targeting make a difference?”: Khuôn khổ LPMT giúp các nước có tỷ lệ lạm phát thấp hơn trong dài hạn; tỷ lệ lạm phát cũng ít bị ảnh hưởng bởi các cú sốc giá dầu, tỷ giá hối đoái; tăng cường tính độc lập của CSTT; nâng cao hiệu quả CSTT. Khuôn khổ LPMT không những giúp quốc gia giảm lạm phát mà còn giữ cho tỷ lệ lạm phát ổn định.

    Joel Bo gdanski, Alexandre Antonio Tombini và Sérgio Ribeiro C. Werlang, “Implementing IT in Brazil”, tháng 7/2000: khuôn khổ LPMT giúp cải thiện tính minh bạch của CSTT bằng việc tăng cường trao đổi với công chúng (việc thông báo, trao đổi với công chúng, những người tham gia thị trường tài chính là rất quan trọng), tăng trách nhiệm của NHTW trong việc đạt được mục tiêu. Khuôn khổ LPMT cũng giúp cho nhân viên của ngân hàng hiểu rõ hơn cơ chế truyền tải của CSTT, và có hiểu biết để quyết định kênh nào là phù hợp để đạt được mục tiêu lạm phát.

    Guy Debelle, “IT in practicê’" : “ Áp dụng khuôn khổ LPMT đã giúp các quốc gia trong việc giảm lạm phát một cách đáng kể và giữ nó ở một mức thấp và ổn định. Thật khó để chỉ ra rằng chỉ có khuôn khổ LPMT có thể giúp giảm lạm phát, vì có nhiều nước không áp dụng khuôn khổ này mà tỷ lệ lạm phát của họ vẫn giảm. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng: khuôn khổ LPMT có thể giúp các quốc gia áp dụng nó vượt qua những nỗi lo về độ tín nhiệm thấp của chính sách tiền tệ”.

    Corrinne Ho and Robert N McCauley, “Living with flexible exchange rates: issues and recent experience in inflation targeting emerging market economies “, BIS Working Papers No 130 : “Trong ngắn hạn, khu vực tư nhân và nhà làm chính sách của các quốc gia mới nổi có thể rất nhạy cảm với sự biến động của tỷ giá hối đoái, nhưng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...