Chuyên Đề Lạm phát mục tiêu ở các nền kinh tế mới nổi

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦUCùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát là một trong hai yếu tố được các nhà hoạch định ở các quốc gia quan tâm. Điều này không chỉ vì tầm quan trọng của nó, mà còn do việc kiểm soát nó là điều không hề dễ dàng. Khi mà nền kinh tế thế giới phát triển ở mức cao, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các nước ngày càng gia tăng, thì việc kiểm soát lạm phát bây giờ không còn là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà là của tất cả các nền kinh tế khác nhau có liên quan. Bởi lẽ một điều vô cùng đơn giản, khi các quốc gia liên hệ mật thiết với nhau, thì việc một quốc gia này chịu ảnh hưởng của cú sốc lạm phát thì các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng. Một điều mà chúng ta cần lưu ý ở đây lạm phát không phải bao giờ cũng là xấu, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển. Trái lại, nếu chúng ta biết cách duy trì một mức lạm phát hợp lý thì dường như lạm phát lại trở thành một nhân tố có lợi, động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
    Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế giới vào đầu năm 2007, nước ta dần hội nhập, các rào cản thương mại trước đây dần bãi bỏ thì cũng chính là lúc chính phủ cần có những chính sách thực sự hiệu quả để đưa nền kinh tế tăng trưởng trong sự hài hòa với lạm phát. Thế nhưng thực tế thì lại không như chúng ta mong đợi, tỉ lệ lạm phát những năm trở lại đây duy trì ở mức cao (hai con số), điều này tạo ra một mối quan ngại của các nhà kinh tế cũng như của người dân. Từ năm 1980 đến nay, các chính sách của chính phủ tỏ ra khá hiệu quả trong việc điều hành lạm phát, tuy nhiên một chiến lược lạm phát trung và dài hạn lại không thấy được nhắc đến. Điều này, làm cho một số người đặt câu hỏi là : Nhà nước và Chính phủ có nên hoạch định một chính sách lạm phát hợp lí dài hơi hơn hay sẽ mãi duy trì chính sách lạm phát ứng với từng thời kì một cách thụ động, khi mà các chính sách đó luôn có một độ trễ.
    Ngay thời điểm này, khi mà các chỉ số lạm phát đã báo động đến các nhà làm chính sách, các nhà kinh tế cũng như người dân thì việc tìm ra một chính sách hiệu quả áp dụng vào nước ta là một điều nên làm. Từ đầu những năm 90, trên thế giới một số nước đã áp dụng một chính sách với tên gọi là “lạm phát mục tiêu”(LPMT), từ khi xuất hiện đến nay nó đã được các nước áp dụng khá thành công. Đặt biệt, với các nước mới nổi khi mà điều kiện kinh tế gần giống với nước ta, khi thực hiện đã làm nền kinh tế vĩ mô đi vào ổn định và tăng trưởng. Tuy các nước mới nổi khi áp dụng LPMT gặp khá nhiều khó khăn hơn các nước phát triển vì các điều kiện khách quan của các nước này; đó là sự yếu kém của các định chế, tính độc lập thấp của NHTW, hay mức minh bạch chưa cao Tuy nhiên, khi áp dụng thành công, thì các nước này đạt được một kết quả tốt hơn nhiều so với các nước phát triển. Vậy thì câu hỏi đặt ra cho chúng ta lúc này là có nên thực hiện chế độ LPMT hay không, và nếu có thì thực hiện lúc nào là hợp lí. Để trả lời câu hỏi trên, đầu tiên, ta đi vào tìm hiểu khái quát về LPMT, sau đó sẽ phân tích các quan điểm xung quanh LPMT, từ các quan điểm chung ấy ta đi vào phân tích bài nghiên cứu của nguyên thống đốc NHTW Brazil Fraga. Từ bài phân tích đó, ta đi vào thực tế hai nước mới nổi là Chile và Brazil để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tiếp theo là đi vào trả lời các câu hỏi lớn khác nhằm giải quyết vấn đề LPMT tại Việt Nam như: sự lựa chọn giữa tỷ giá hối đoái và LPMT, mối quan hệ giữa sản lượng và LPMT, khủng hoảng và LPMT .Và cuối cùng là trả lời câu hỏi Việt Nam cũng như đánh giá của nhóm nghiên cứu.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÀI. 3
    1. LÍ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU: 6
    1.1. Định nghĩa: 6
    1.2. Các thành tố của LPMT: 7
    1.3. So sánh giữa 2 nhóm: nhóm thị trường mới nổi và nhóm nước công nghiệp phát triển: 9
    2. CÁC TRANH LUẬN CHỦ YẾU: 13
    2.1 Các quan điểm đồng tình: 14
    2.2 Các quan điểm không đồng tình : 16
    3. NGHIÊN CỨU CỦA ARMINIO FRAGA, ILAN GOLDFAJN AND ANDRÉ MINELLA (tháng 6/2003) : “INFLATION TARGETING IN EMERGING MARKET ECONOMIES”. 19
    3.1. Mô hình: 19
    3.2. Giải thích sự biến động cao hơn trong lạm phát và sản lượng đầu ra: xây dựng sự tín nhiệm, giảm lạm phát, đối phó với sự “thống trị” của tài khóa, tài chính và tác động bên ngoài: 23
    3.2.1. Xây dựng sự tín nhiệm và giảm mức độ lạm phát: 24
    3.2.2. Sự thống lĩnh của chính sách tài khoá. 32
    3.2.3. Sự thống lĩnh của tài chính: 33
    3.2.4. Sự tác động từ bên ngoài, hiệu ứng: “dừng đột ngột”: 34
    3.3. Làm thế nào để giải quyết các biến động ngày càng cao?. 38
    3.3.1. Sự dai dẳng của các cú sốc: 38
    3.3.2 Ủy ban chính sách tiền tệ,biên bản và báo cáo lạm phát làm tăng tính minh bạch của NHTW: 40
    3.3.3 Các cú sốc và các mục tiêu điều chỉnh. 40
    3.3.4 Các điều kiện của IMF: 43
    4. THỰC TẾ ÁP DỤNG LẠM PHÁT MỤC TIÊU: 45
    4.1Thế giới: 45
    4.1.1 Lạm phát: 45
    4.1.2 Lạm phát kì vọng: 47
    4.2 Thực tế Brazil và Chile: 48
    4.2.1 Chilê: 48
    4.2.2 Brazil: 50
    5. LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN: 55
    5.1 Sự phù hợp của mô hình Taylor ở các thị trường mới nổi? Vấn đề dự báo LPMT? 55
    5.2 Lựa chọn giữa tỷ giá hối đoái và LPMT ở các nước mới nổi?. 57
    5.3 Đánh đổi giữa Tăng trưởng và LPMT: 61
    5.4 LPMT và mức giá mục tiêu: 65
    5.4.1 Định nghĩa mức giá mục tiêu : 65
    5.4.2 So sánh với LPMT để làm rõ hơn định nghĩa: 65
    5.4.3 Ưu điểm của chính sách mức giá mục tiêu: 65
    5.5 Khủng hoảng – Cách nhìn khác từ LPMT: 68
    5.5.1 Nguyên nhân. 68
    5.5.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng đến nền kinh tế. 68
    5.5.3 Quan hệ giữa chính sách tiền tệ và ổn định tài chính. 69
    5.5.4 Ý kiến của Bernake về ổn định tài chính qua các chính sách của FED 71
    6. VIỆT NAM: 73
    6.1 Tình hình lạm phát tại Việt Nam: 73
    6.2 Việt Nam có nên áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu hay không?. 80
    6.3 Sự độc lập và mức độ minh bạch của NHNN Việt Nam: 81
    6.3.1 Sự độc lập của NHNN (NHNN) Việt Nam: 81
    6.3.2 Một số đánh giá mức độ minh bạch và tín nhiệm của NHNN Việt Nam: 83
    6.4 Một số kiến nghị để tiến tới áp dụng LPMT ở Việt Nam: 84
    6.5 Thực hiện LPMT : 85
    7 ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU: 86
    7.1 Đánh giá ưu nhược điểm của LPMT: 86
    7.1.1 Ưu điểm: 86
    7.1.2 Nhược điểm: 87
    7.2 Nhận xét bài nghiên cứu tác giả Fraga: 88
    7.3 Vấn đề mở còn chưa giải quyết được: 90
    7.3.1 Mục tiêu lạm phát trong dài hạn: 90
    7.3.2 Mức giá mục tiêu và lạm phát mục tiêu: 93
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...