Chuyên Đề Lạm phát mục tiêu - Khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu của Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    I. Lý do chọn đề tài
    Từ trước đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách tiền tệ đa mục
    tiêu. Chúng ta vừa kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhanh chóng vươn lên
    và ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và giải quyết công ăn việc làm, vừa kỳ
    vọng kiểm soát giá cả và lạm phát, ổn định tiền tệ, vừa sử dụng chính sách tiền tệ
    như một công cụ bổ trợ ổn định ngân sách, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh
    quốc gia. Thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu với neo danh nghĩa là Tổng
    phương tiện thanh toán (M2) chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong
    quá trình đổi mới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cơ chế điều hành chính sách
    tiền tệ này đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế của mình. Kết quả nghiên cứu và thực
    tế cho thấy Chính phủ đã thực sự có những phản ứng chống lạm phát thông qua các
    chính sách tiền tệ và tài khóa nhưng thường phản ứng chậm và thụ động trong đa
    số trường hợp.
    Một câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm gì khi phải chấp nhận sự thật là chất
    lượng tăng trưởng thấp trong khi lạm phát lại tăng mạnh? Hàng loạt các tổ chức
    quốc tế đã và đang hạ dự báo tăng trưởng và nâng dự báo lạm phát năm 2012 của
    Việt Nam. Đứng trước những khó khăn đó, làm sao vừa kiềm chế được lạm phát,
    vừa tiếp tục tăng trưởng ở mức hợp lý là một bài toán rất khó. Học hỏi kinh
    nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì có thể nói lạm phát mục tiêu chính là
    hướng đi tương lai cho tình trạng kinh tế Việt Nam. Duy trì lạm phát thấp và ổn
    định nên trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định
    kinh tế vĩ mô, đồng thời phải gắn liền với nâng cao hiệu quả các chính sách về cơ
    cấu kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng đặt ra là liệu Việt Nam hiện nay đã
    có đủ điều kiện áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hay chưa?
    Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Lạm phát mục tiêu - Khả năng áp dụng khuôn
    khổ chính sách lạm phát mục tiêu của Việt Nam
    ” nhằm xem xét và đánh giá khả
    năng áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.
    II. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản của lạm phát
    mục tiêu, kinh nghiệm áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của
    các nước và thực tiễn Việt Nam đưa ra câu trả lời về việc có nên áp dụng khuôn khổ
    chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam hay không
    III. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu chủ yếu dùng phương pháp phân tích định tính, trên cơ sở các dữ
    liệu thu thập để đánh giá cơ chế điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam, đồng
    thời, phân tích khả năng áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu tại
    Việt Nam
    IV. Nội dung nghiên cứu
    - Những vấn đề cơ bản về lạm phát mục tiêu và kinh nghiệm của các nước đã
    áp dụng lạm phát mục tiêu.
    - Thực trạng chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay.
    - Giải pháp và đề xuất nhằm thực hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
    II. Đóng góp của đề tài
    Cung cấp những kiến thức cơ bản về lạm phát mục tiêu, cũng lợi ích đạt
    được của một quốc gia khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu.
    Nhìn nhận về những tồn tại và hạn chế của chính sách tiền tệ hiện nay.
    Đánh giá khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu của Việt Nam, từ đó giúp đề
    ra những giải pháp nhằm hòa thiện chính sách tiền tệ hơn, phù hợp hơn để thực hiện
    chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH
    KIỂM SOÁT LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM.

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM THỰC HIỆN LẠM PHÁT MỤC
    TIÊU TẠI VIỆT NAM
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...