Báo Cáo Lạm Phát Lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Lạm Phát Lý luận và thực tiễn

    Đặt vấn đề

    Thời gian gần đây, chúng ta thường nghe trên đài báo một vấn đề được nhắc tới nhiều nhất và nổi cộm nhất đó là vấn đề “Lạm phát”. Lạm phát đang xảy ra không chỉ ở trong nước ta, mà là vấn đề của cả thế giới hiện nay. Trước tình trạng giá nhiên liệu, đặc biệt là giá dầu thô và giá lương thực không ngừng leo thang, cùng với đó là sự suy giảm mạnh của nên kinh tế Mỹ đã đẩy nên kinh tế thế giới đi vào một cuộc khủng hoảng. Rất nhiều nước nghèo mà đồng tiền của họ bị trượt giá quá nhanh, người dân ở đó đang phải sống rất khó khăn và nghèo đói luôn bao trùm lấy họ. Giá lương thực tăng cao làm cho người dân phải hứng chịu rất nhiều khó khăn. Theo một số chuyên gia kinh tế thì “kỷ nguyên của giá rẻ đã kết thúc, chúng ta phải đối mặt với tình trạng giá cả leo thang”.
    Với vay trò là một nền kinh tế mở nhỏ, lại vừa giai nhập WTO, Việt Nam cũng phải hứng chịu cơn bão giá này. Và thực tế đã chỉ ra rằng, chúng ta có mức lạm phát cao hơn các nước trong khu vực. Và hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải kiềm chế lạm phát tốt nhất có thể. Hàng loạt các chính sách vĩ mô đã được đưa ra, rất nhiều các giải pháp được các bộ các ngành kiến nghị và tiến hành, nhưng thực tế thì lạm phát ở nước ta vẫn không ngừng tăng lên. Theo dự báo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thì "ít nhất đến hết năm 2008, sang năm 2009, kinh tế nước ta mới đi lên được và mức lạm phát sẽ giảm ngang bằng năm 2007. Sang năm 2010, kinh tế nước ta sẽ ổn định và lạm phát sẽ giảm xuống 1 con số". Theo dự báo của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ, lạm phát năm nay, xét đến kịch bản xấu nhất có thể lên tới 22,3%, trong khi kinh tế Việt Nam khó tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao như năm 2007. Còn về phía người dân, với sự tăng nhanh của giá cả sinh hoạt hàng ngày, giá thuê nhà đối với người nghèo, giá xăng dầu hay lương thực phẩm đẩy họ vào tâm trạng bi quan. Đời sống người dân bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lạm phát cao. Điều này đã đặt ra một bài toán khó không chỉ cho chính phủ, mà còn là là trách nhiệm của mỗi người dân trong việc kiềm chế lạm phát.
    Phần lớn lạm phát là hậu quả của chính sách tiền tệ mở rộng những năm trước đó. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định lạm phát ở Việt Nam là do nguyên nhân tiền tệ.
    Vậy lạm phát tiền tệ là gì, thực trạng và những giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở nước ta hiện nay như thế nào. Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp bách của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.

    B/Giải quyết vấn đề:

    1/Lý luận lạm phát

    1.1/Khái niệm về lạm phát:
    Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.

    1.2/Thước đo lạm phát:
    Tính lạm phát theo 2 chỉ số:
    -Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer price index): phản ánh sự biến động giá của một “giỏ” hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng xã hội.
    -Chỉ số khử (giảm) phát GDP(GDP deflator):cho ta biết sự thay đổi giá của tất cả hàng hóa dịch vụ cuối cùng trong nền kinh tế so với giá của thời kỳ được chọn làm gốc, nên cũng có thể tính được tỷ lệ lạm phát

    1.3/Phân loại lạm phát:
    -Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp.
    -Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến 7.0% một năm.
    -Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hai chữ số một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.
    -Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát.
    Ngoài ra có thể phân chia lạm phát thành lạm phát dự kiến( gây ra tổn thất xã hội ít) và lạm phát không dự kiến( gây ra nhiều tổn thất xã hội).

    1.4/Nguyên nhân gây ra lạm phát:
    Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, nhưng chúng ta có thể đề cập tới 3 nguyên nhân chính sau:
    - Lạm phát phát tiền tệ: (monetary inflation). Loại lạm phát này xảy ra khi tốc độ tăng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng cung tiền là 10% nhưng tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế 7% thì lạm phát tiền tệ là 3%. Loại lạm phát này thường xảy ra tại các nước đang phát triển khi các nước này theo đuổi cơ chế áp chế tài chính (Financial repression) hoặc trong trường hợp quốc gia đang theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng. Áp chế tài chính là tình trạng ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ bằng cách in tiền, quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kích thích tổng cầu hang hóa dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung, thì cũng dẫn đến lạm phát.
    - Lạm phát cầu kéo (Demand pull – inflation). Loại lạm phát này xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế. Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng, hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức bình thường do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hoặc do khu vực hộ gia đình có nguồn thu nhập từ trên trời rơi xuống (winfalls) như viện trợ nước ngoài, thu nhập do giá cả xuất khẩu tăng đột biến .
    - Lạm phát chi phí đẩy (cost push – inflation). Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng cao giá bán sản phẩm vì những lý do bất lợi. Khác với hai loại lạm phát trên, thì loại lạm phát này chủ yếu đến từ phía cung và nguyên nhân chủ yếu từ xuất phát từ hiện tượng tăng chi phí sản xuất không mong đợi từ phía các doanh nghiệp. Tăng chi phí không mong đợi từ phía doanh nghiệp tạo ra những cú sốc tổng cung bất lợi. Công nhân đình công đòi tăng lương ở diện rộng, giá nguyên liệu gia tăng đột biến, thảm họa tự nhiên làm đình trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ của loại lạm phát này.
     
Đang tải...