Luận Văn Lạm phát & hậu quả của lạm phát

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lạm phát & hậu quả của lạm phát



    I. LỜI NÓI ĐẦU
    Chẳng riêng gì các siêu cường kinh tế nhưng với mọi quốc gia trên thế giới, lạm phát là bóng ma ám ảnh làm kinh hoàng mọi người. Lạm phát là nguyên uỷ của nghèo đói và những tệ nạn xã hội khác .
    . Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. ở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
    Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khắc phục. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hoá đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh.
    Bài viết này với đề tài: "Lạm phát và hậu quả của lạm phát "
    Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lượng kiến thức còn hạn chế, em thiết nghĩ quan tâm nghiên cứu đến đề tài cũng là một phương pháp tìm hiểu nó một cách thấu đáo, sâu sắc hơn.

    PHẦN NỘI DUNG.
    I. LẠM PHÁT
    A. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
    Lạm phát là một trong các hiện tượng của tiền tệ, được biểu hiện ở sự mất giá (giảm giá) của tiền tệ, mà sự mất giá của tiền tệ lại biểu hiện rõ rệt nhất ai cũng thấy được là sự tăng giá bình quân của tất cả mọi thứ hàng hoá. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ và chi phí đều tăng tuy với tốc độ tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng nhanh , thứ tăng chậm, thứ tăng nhiều thứ tăng ít, nhưng nói chung mọi thứ đều tăng.
    Lạm phát là sự gia tăng liên tục và đáng kể trong mức giá(price level). Mặc dù người ta thường gọi bất cứ việc tăng đáng kể nào đó là “lạm phát”, nhưng ý nghĩa đó không hoàn toàn đúng trong ngành kinh tế học. Đối với ngành kinh tế học. Chỉ gọi là lạm phát khi giá cả tăng liên tục(persistent) và đáng kể (signficant). Có người đặt câu hỏi là giá tăng liên tuc bao lâu mới được gọi là lạm phát? Và như thế nào mới là đáng kể? Trừ khi giá cả tăng ở tỉ lệ chẳng hạm 1% một năm thì mới gọi là đáng kể còn không thì không đáng quan ngại. Còn thời gian tăng liên tục, thật ra “khoảng thời gian” đó vẫn mang vẻ tuỳ tiện vì chính các nhà kinh tế gia cũng chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về thời gian này. Có người cho ràng phải ít nhất 3 năm, người khác lại vạch lằn ranh ở mức độ một năm là đủ. Lý do người ta vạch lằn danh phân biệt giữa sự tăng giá từng giai đoạn hay dai dẳng chỉ là phân biệt theo lý thuyết. Trong thực tế , có rất nhiều dữ kiện có thể phát sinh sự tăng giá theo giai đoạn nhưng lại không coi như là nguyên uỷ của sự tăng giá dai dẳng.
    Trên thế giới từ xưa đến nay chỉ có lạm phát tiền giấy, không hề có lạm phát tiền vàng. Bởi vì , trong chế
     
Đang tải...