Luận Văn Lạm phát & hậu quả của lạm phát trong đời sống XH

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lạm phát & hậu quả của lạm phát trong đời sống XH


    PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU

    Trong thời đại ngày nay lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế, xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế, đặc biệt lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường.
    Ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hiện tượng lạm phát xảy ra là điều khó tránh khỏi.Vì vậy việc tìm kiếm một giải pháp để chống lạm phát và đi đến kiểm soát lạm phát phù hợp với thực tế Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc, lựa chọn một cách chính xác.
    Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề lạm phát, cũng như những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, em đã lựa chọn đề tài : “Lạm phát và hậu quả của lạm phát trong đời sống xã hội”. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô góp ý để bài viết của em được tốt hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn.












    PHẦN II. NỘI DUNG

    I. Những vấn đề cơ bản về lạm phát:
    1. Khái niệm và cách phân loại lạm phát :
    a. Khái niệm lạm phát :
    Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, được biểu hiện ở sự mất giá (giảm giá) của tiền tệ, mà sự mất giá của tiền tệ lại biểu hiện rõ rệt nhất ai cũng thấy được là sự tăng giá bình quân của tất cả mọi thứ hàng hoá. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ và chi phí đều tăng tuy với tốc độ và tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng nhanh, thứ tăng chậm, thứ tăng nhiều, thứ tăng ít.
    Trong nền kinh tế thị trường dù là tiền vàng hay tiền giấy đều có thể bị mất giá. Nhưng chỉ có lạm phát tiền giấy, không hề có lạm phát tiền vàng. Bởi vì, trong chế độ lưu thông tiền vàng nếu khối lượng tiền vàng vượt quá nhu cầu lưu thông thì phần thừa sẽ tự động rút ra khỏi lưu thông để làm phương tiện cất giữ. Còn trong chế độ lưu thông tiền giấy, thì mỗi khi phát hành nó và lưu thông quá mức, nó không tự động rút ra khỏi lưu thông được.
    Tóm lại, lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy so với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông làm cho giá cả, mọi thứ hàng hoá tăng lên. Lạm phát càng cao thì đồng tiền càng bị mất giá nhiều.
    Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả tức là số trung bình của giá hàng hoá tiêu dùng hoặc giá cả sản xuất. Chỉ số giá cả được sử dụng phổ biến nhất là chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng (CPI). Ngoài ra còn có hai chỉ số khác có thể sử dụng được, đó là chỉ số giá cả sản xuất (PPI) và chỉ số giảm lạm phát (GNP).
    b. Phân loại lạm phát :
    v Lạm phát vừa phải .
    Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, xảy ra khi giá cả tăng chậm và tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động nguy hiểm đối với nền kinh tế. Loại lạm phát này phổ biến và tồn tại gần như thường xuyên, trở thành một “ căn bệnh kinh niên ” cố hữu và đặc trưng ở hầu hết các nền kinh tế thị trường trên thế giới.
    v Lạm phát phi mã .
    Là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100%,300% một năm. Khi lạm phát phi mã kéo dài sẽ nảy sinh những biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh tế . Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nhân dân tránh giữ tiền mặt mà tích trữ hàng tiêu dùng, cho vay với lãi suất cao hơn bình thường, hoặc không cho vay mà đem mua vàng, đô la, nhà đất. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nên các hợp đồng ký kết đều tính bằng hiện vật hay ngoại tệ mạnh. Trong khi lãi suất danh nghĩa rất cao thì lãi suất thực tế xuống dưới âm 50% hoặc âm 100%.
    v Siêu lạm phát .
    Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Ví dụ ở Việt Nam năm 1988 tỉ lệ lạm phát là 308% đứng thứ 3 sau Peru (1722%), Brazil (934%). Với siêu lạm phát, những tác động tiêu cực của nó đến đời sống và đến nền kinh tế trở nên nghiêm trọng, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh, tốc độ chu chuyển tiền tăng nhanh ghê gớm.
    2. Tình hình lạm phát trong đời sống xã hội ở Việt Nam :
    a. Nguyên nhân gây ra lạm phát :
    Lạm phát ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mất ổn định của nền kinh tế, lạm phát được tăng cường bởi sự thiếu hụt ngân sách, mất cân đối cán cân thanh toán, ngoại thương, nợ nước ngoài nặng nề. Lạm phát đó như là sản phẩm của cơ chế hành chính, mệnh lệnh, phân phối và duy ý chí. Lạm phát của một nền kinh tế kém phát triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế. Nơi độc quyền nhà nước còn mang đậm tính chất phi kinh tế và tồn tại thống trị trong tất cả các lĩnh vực. Trong những năm 80, khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 13,2% sức lao động xã hội và suốt thời kì dài trước năm 1986 bị nhiều sức ép kiềm chế. Các quan hệ kinh tế thị trường hoặc bị thủ tiêu hoặc được áp dụng không đầy đủ, và bị bóp méo cả trong quan hệ kinh tế trong nước lẫn quan hệ kinh tế đối ngoại.
     
Đang tải...