Thạc Sĩ Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường 7
    1.1. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ 7
    1.2. Vai trò của tín dụng NHNo&PTNT trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn 21
    Chương 2: Thực trạng huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005
    2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
    2.2. Thực trạng của NHNo&PTNT Việt Nam và việc tìm kiếm thị trường nông nghiệp, nông thôn
    Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay vốn để phát triển nông nghiệp của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
    3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển nông nghiệp ở huyện Phước Sơn Giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
    3.2. Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    ở nước ta, trước mắt cũng như lâu dài, nông nghiệp và kinh tế nông thôn luôn luôn là một ngành kinh tế cơ bản và quan trọng, nông nghiệp và nông thôn nước ta tập trung hơn 80% dân cư, 70% lực lượng lao động xã hội, nơi đáp ứng nhu cầu đời sống
    tất yếu cho toàn xã hội, là nguồn nội lực để phát triển bền vững nông nghiệp và kinh tế quốc dân, là chỗ dựa để các ngành, các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh phát triển, là nơi có lợi thế so sánh nguồn nhân lực và vật lực để cạnh tranh tham gia vào thị trường thế giới.
    Thực tiễn trải qua 20 năm (1986-2006) một loạt chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước; bộ mặt nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã và đang có những thay đổi theo hướng tích cực. Vấn đề lương thực đã giải quyết được cơ bản; cơ cấu ngành, nghề nông nghiệp bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh lớn trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, thúc đẩy chăn nuôi gia súc, gia cầm. Việc trồng, bảo vệ rừng được chú trọng. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
    Chương trình xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm trong nông nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh định canh, định cư, xoá nhà tạm cho đồng bào các dân tộc miền núi được tích cực triển khai
    Tuy nhiên, hiện nay vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là một vấn đề chiến lược hàng đầu, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương 7 Khoá VII chỉ rõ : " Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu cầu công ăn việc làm rất cấp bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội chưa thật sự ổn định vững chắc. Vì vậy, cần tập trung, nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các ngành du lịch, dịch vụ " [10].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...