Tài liệu Làm gì để tránh bị sập bẫy khi diễn thuyết bán hàng?

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Làm gì để tránh bị “sập bẫy” khi diễn thuyết bán hàng?
    Khi nói chuyện với nhiều
    người bán hàng chuyên
    nghiệp, bạn sẽ rất ngạc nhiên
    khi nhận ra rằng ngay cả các
    chuyên gia trong lĩnh vực này
    cũng bị rơi vào cái bẫy của sự
    diễn thuyết. Họ thường mất
    nhiều thời gian để chuẩn bị
    cho một buổi diễn thuyết ấn
    tượng mà bỏ qua những vấn
    đề then chốt.

    Công việc đầu tiên mà những
    người bán hàng thường làm là:
    tìm kiếm; liên lạc và xác định
    số lượng khách hàng tiềm
    năng; tạo ra cơ hội để giới
    thiệu về các sản phẩm/dịch vụ của mình. Tiếp theo là cuộc
    chạy đua để bán hàng, bao gồm các công đoạn như: tìm cách
    vượt qua các đối thủ cạnh tranh; đàm phán với khách hàng và
    kết thúc là việc lên kế hoạch cung cấp. Và chu kỳ bán hàng lặp
    lại ở công đoạn giới thiệu. Do đó, các doanh nghiệp đã dành rất
    nhiều thời gian và nguồn lực để dàn dựng những màn giới
    thiệu và đề nghị hấp dẫn.

    Nhưng điều trớ trêu nằm ở chỗ: phần lớn những nỗ lực này của
    họ lại là nguyên nhân dẫn đến việc . mất khách hàng. Sự giới
    thiệu hay diễn thuyết này không phải là yếu tố quyết định hành
    động mua hàng và có thể coi là một sự lãng phí lớn về thời
    gian.
    Những người bán hàng thường rất ghét bị chỉ trích như vậy vì
    họ quan niệm đây là một mũi nhọn quan trọng trong kho vũ
    khí bán hàng của họ. Đó là một công cụ rất tiện lợi và bất đắc
    dĩ lắm họ mới phải từ bỏ nó. Họ coi đó như là một sứ
    mệnh/nhiệm vụ để truyền đạt thông tin đến khách hàng vì họ
    cho rằng khách hàng sẽ không mua những gì mà họ không
    hiểu.

    Điều này là hoàn toàn chính xác. Khách hàng sẽ không mua
    những gì mà họ không hiểu. Một buổi giới thiệu sản phẩm có
    thể nâng nhận thức của khách hàng lên một mức cao hơn,
    nhưng đồng thời lại là một trong những phương pháp kém hiệu
    quả nhất để thực hiện mục tiêu bán hàng vì những lý do sau
    đây:

    1. Một buổi diễn thuyết hay giới thiệu sản phẩm thậm chí có sử
    dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại đều chứa đựng ít nhiều
    tính chất của một bài giảng. Người bán hàng giống như một
    người thầy giáo đang giảng bài, còn khách hàng giống như
    những sinh viên đang ngồi lắng nghe những lời giảng giải đó.

    Và vấn đề nằm ở chỗ: sau buổi diễn thuyết rất ít thông tin còn
    lưu lại trong tâm trí của khách hàng. Thông thường, mọi người
    chỉ nhớ khoảng 30% những điều mà họ nghe thấy. Nếu bạn có
    sử dụng các công cụ trợ giúp về thị giác (ví dụ sử dụng trình
    chiếu power point), thì cũng chỉ tăng tỷ lệ ghi nhớ lại lên đến
    40% là nhiều nhất.

    2. Thông tin về khách hàng và tình hình hiện tại của họ trong
    một buổi diễn thuyết như vậy thường chỉ chiếm từ 10 – 20%.
    80 – 90% thông tin là dành để mô tả về những tính năng, giải
    pháp của sản phẩm/dịch vụ và những triển vọng đầy hứa hẹn
    nếu khách hàng quyết định mua hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...