Tài liệu Lai

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công dụng:
    - Thành phần hoá học: Khô dầu lai chứa 45-50% protein; 1,5-2,0%
    K2O; 40- 4,5% P2O5 và một chất gây xổ mạnh, nên chỉ có thể dùng làm phân
    bón. Một kg hạt lai có khoảng 140-150 hạt; trong hạt vỏ chiếm 65-70%,
    nhân hạt chỉ khoảng 30-35% trọng lượng. Thường 100 g nhân gồm: 5-8 g
    nước; 8-22 g protein; 60-62 g dầu béo; 7-18 g hydratcacbon; 2-3 g chất xơ
    và 3-4 g tro. Năng lượng đạt 2675 kj/100g. Dầu chiết từ nhân hạt là chất
    lỏng, màu vàng nhạt, không mùi vị, có tỷ trọng 0,920- 0,925, chỉ số chiết
    quang ở 350C là 1,4930', chỉ số iod 132-164 (167), chỉ số xà phòng 187-199
    và chỉ số không xà phòng 0,62-0,9. Các acid béo có trong dầu gồm: linoleic
    (33-48%), linolenic (22-35%), oleic (10-35%), palmitic (4-9%) và stearic (4-
    7%).
    - Công dụng: Dầu lai được dùng trong công nghiệp chế biến sơn,
    véc ni, sản xuất dầu bôi máy, xà phòng, thắp sáng, làm chất hoá dẻo . Nhiều
    năm trước đây nhân dân một số vùng miền núi phía Bắc nước ta (Cao Bằng,
    Hà Giang) hoặc ở các nước khác như Trung Quốc, lndonesia . đã dùng dầu
    lai làm thực phẩm thay mỡ lợn để rán cá, đậu . Tuy vậy trong dầu lai chứa
    một số chất độc có tác dụng gây nôn mửa, đau đầu nên ít được sử dụng làm
    thực phẩm. Muốn sử dụng để ăn, cần phải khử hết các hợp chất độc. Trong y
    học dân tộc ở nước ta cũng như ở Ấn Độ, Philippin . dầu hạt lai được dùng
    làm thuốc xổ, thuốc chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, một vài bệnh về tóc. Vỏ
    thân chữa sâu răng, tràng nhạc . lá dùng chữa bong gân, sai khớp. Lai là cây
    gỗ lớn, tán lá đẹp, rễ ăn sâu và sống lâu năm nên có thể trồng làm cây bóng
    mát trên đường phố hoặc trong công viên. Cây cho gỗ trong xây dựng, có
    phẩm chất trung bình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...