Luận Văn Lãi suât & vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất trong việc điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lãi suât & vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất trong việc điều tiết nền kinh tế ở VN



    MỞ ĐẦU



    TTrong xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, thì Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là một hình thức kinh tế mới xuất hiện ở nước ta khi mà Nhà nước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Chính sách cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua đã hoàn thành cơ bản một phần mục tiêu đã đề ra : Vừa tăng thêm góp phần cho ngân sách Nhà nước , tăng thu nhập cho người lao động, tăng Doanh thu và lợi nhuận, đồng thời thu hút thêm vốn đầu tư và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Sự tồn tại phát triển của các công ty cổ phần trong những năm qua đã chứng minh rằng sự hình thành các công ty cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam là một yếu tố khách quan, phù hợp với xu hướng thời đại mới. Là sinh viên thì việc nghiên cứu về công ty cổ phần và quá trình cổ phần hoá ở Việt nam là sự thật cấp thiết. Vì thế em chọn đề tài :


    “Phân tích quá trình cổ phần hoá DNNN ở VN”


    Đã mở ra cho em cơ hội hiểu rõ những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần trong nền kinh tế Việt nam hiện nay. Công ty cổ phần hình thành và phát triển ở Việt Nam là một vấn đề thời sự trong thời gian đã thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam .

















    NỘI DUNG CHÍNH


    Chương 1:Một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần DNNN

    v Khái niệm cổ phần DNNN:

    Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư và cùng góp vốn của nhiều nhười tham gia dưới nhiều hình thức. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức, thành lập, quản lý và phát triển trên cơ sở hỗn hợp, từ Nhà nước làm chủ sở hữu vốn chuyển sang hình thức nhiều người sở hữu vốn trong phạm vi một công ty. Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là sản phẩm tất yếu của quá trình xã hội hoá nền kinh tế và cũng là quá trình tích tụ và tập trung hoá sản phẩm .

    Trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần là một hình thức kinh Doanh có tư cách pháp nhân. Vì vậy công ty cổ phần có đủ tư cách pháp lý để huy động một lượng vốn lớn nằm rải rác ở các cá nhân trong xã hội. Công ty cổ phần , ngoài việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn, còn có thể đi vay nợ, phát hành hối phiếu, tín phiếu . Hình thức công ty cổ phần có sức hấp dẫn riêng mà các hình thức khác không thể thay thế được .

    Như vậy, việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện được chỉ có Nhà nước có sở hữu kinh Doanh nay đã chia đều cho các cổ đông cùng sở hữu kinh Doanh. Từ đó tạo nên một mô hình quản lý giữa một bên là đông đảo quần chúng với một bên là tầng lớp các Nhà quản trị kinh Doanh chuyên nghiệp. Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiếp đứng ra kinh Doanh mà uỷ thác cho bộ máy quản lý của công ty. Trong đó là, Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị, giám đốc về bộ máy giúp việc đại diện cho quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty .





    Chương 2 Thực trạng và vai trò của công ty cổ phần đối với nền kinh tế Việt Nam

    1.Tính tất yếu khách quan của việc cổ phần hoá DNNN ở VN :

    Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là hình thức kinh tế mới ở Việt Nam. Khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Vấn đề cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước được đặt ra từ năm 1991 và đến năm 2002 đã có nhiều công ty cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ra đời ở mọi thành phần kinh tế. Điều này cho thấy việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở
    Việt nam là một thực tế khách quan , một xu hướng tất yếu, nó không bị phụ thuộc vào ý trí chủ quan của bất cứ một tổ chức nào .

    Thật vậy, cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là do đòi hỏi của nền kinh tế hàng hoá phát triển và là cần thiết để hội tụ đủ những điều kiện phát triển tốt nhất .

    Hiện nay, khu vực Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 70% tổng số vốn của các Doanh nghiệp trong nền kinh tế, thu hút phần lớn lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật , cán bộ quản lý. Nhưng cho đến cuối năm 1997 nước ta có khoảng 6000 Doanh nghiệp Nhà nước thì có 50% Doanh nghiệp là có lãi. Những điều kiện trên cho thấy rằng khu vực kinh tế Nhà nước kinh Doanh kém hiệu quả .
    Tình trạng sở hữu chung chung, vô chủ, duy trì cơ chế quản lý hành chính bao cấp là những cản trở lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế. Do đó, cổ phần hoá Doanh nghiệp theo hướng đa dạng hoá, cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm cấp bách. Việc này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về vốn và thời gian. Cổ phần hoá là một giải pháp tốt, vừa là cơ sở để tiếp cận công nghệ mới trong thời gian ngắn nhất vừa thu hút được đầu tư với quy mô lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác là để học tập được phương thức quản lý tiên tiến từ những nền kinh tế phát triển trên thế giới thì việc cổ phần hoá Doanh nghiệp là phù hợp nhất.

    2.Vai trò của công ty cổ phần hoá DNNN ở Việt nam hiện nay.

    Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước đã đóng vai trò không nhỏ trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế ở Việt nam. Cổ phần hoá đã đáp ứng phần nào những yêu cầu cấp bách của công cuộc cải cách Doanh nghiệp Nhà nước đòi hỏi, giải toả những khó khăn trong ngân sách chính phủ , khuyến khích người lao động đóng góp sức lực , trí tuệ của họ cho hoạt động sản xuất kinh Doanh .

    Công ty cổ phần hoá ra đời và phát triển đã tháo gỡ những khó khăn cho ngân sách Nhà nước , đòng thời huy động được nguồn vốn nhàn dỗi trong xã hội. Ngân sách Nhà nước không chỉ cần được phân bổ hợp lý , có lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế mà tài sản của Nhà nước cũng được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả tối đa. Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước đã giúp chính phủ giải quyết phần nào những đòi hỏi trên. Chính phủ không những có thể điều tiết hoạt động sản xuất kinh Doanh của Doanh nghiệp bằng cách khống chế số cổ phiếu mà còn được hưởng cổ tức từ kết quả kinh Doanh của công ty .

    Hơn nữa , các công ty cổ phần dưới quyền điều hành của chủ nhân mới , với động lực mới trong quản lý , phương hướng hoạt động thay đổi theo hướng lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu sẽ không ngừng củng cố sức cạnh tranh. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều này .

    Ví dụ : vốn kinh Doanh của công ty cổ phần cơ điện lạnh , năm 2000 tổng Doanh thu đạt 299 tỷ đồng , tăng 17% so với năm 1999 .


     
Đang tải...