Tài liệu Lại bàn về nguyên tắc Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phân nhiệm giữa ba quyền lập

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lại bàn về nguyên tắc: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công


    phân nhiệm giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp




    Kể từ khi có chế độ Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước Việt Nam vẫn được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, tức là quyền lực nhà nước là thống nhất, phủ nhận hoàn toàn những biểu hiện của phân quyền. Nhưng với công cuộc đổi mới, mở cửa, và nhất là với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, những hạt nhân hợp lý trong học thuyết phân quyền đã được chúng ta ghi nhận trong quy định của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001. Điều 2 của Hiến pháp hiện hành này quy định:“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.


    Nội dung của quy định này, theo chúng tôi, hiện còn một số vấn đề cần phải tập trung luận giải như: Quyền lực nhà nước thống nhất có nghĩa như thế nào, nhất là việc quyền lực đó thống nhất vào đâu, vào nhân dân hay vào Quốc hội; tại sao quyền lực nhà nước là thống nhất - tập quyền, mà vẫn còn phải phân công, phân nhiệm và cuối cùng, việc phân công và phân nhiệm này có gì khác với phân quyền?




    1. Thứ nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất




    Quyền lực nhà nước, về nguyên tắc, luôn luôn phải tập trung, chính sự tập trung mới tạo ra một Nhà nước. Sự tập trung này chính là sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Vì nếu không tập trung, không thống nhất thì Nhà nước không thể tồn tại, hay ít nhất cũng là nguy cơ của sự phân rã, một dấu hiệu đầu tiên của sự tan rã, biến mất của Nhà nước. Nhưng sự tập trung hay thống nhất này luôn luôn có biểu

    hiện - hay ít nhất là có nguy cơ - của sự độc tài, chuyên chế. Cho nên, biện pháp phòng ngừa sự tập trung chuyên chế, độc tài là quyền lực nhà nước luôn luôn phải được phân ra, hay ít nhất là phải có xu hướng của sự phân ra, tức là phân quyền. Quyền lực nhà nước của thời kỳ chiếm hữu nô lệ, của chế độ phong kiến luôn được tập trung vào trong tay nhà vua, tạo thành chế độ độc tài chuyên chế. Để tạo ra một Nhà nước dân chủ tư sản, quyền lực nhà nước đã phải phân ra thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp của Nhà nước tư sản là một bản văn phân chia quyền lực, nhưng trên thực tế, quyền lực nhà nước không phải lúc nào cũng được phân chia rạch ròi như vậy. Ngay cả sự phân quyền rạch ròi nhất như quy định của Hiến pháp và thực tế của Hoa Kỳ, thì giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp vẫn có sự phối kết hợp với nhau, tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhà nước.










    2. Thứ hai, quyền lực nhà nước phải được phân công, phân nhiệm nhưng vẫn


    phải có sự thống nhất giữa lập pháp và hành pháp




    Trước hết phải khẳng định rằng, phân quyền là một học thuyết của cách mạng tư sản, nhằm chống lại nguyên tắc tập quyền của chế độ nhà nước phong kiến chuyên chế. Ở Việt Nam, từ chỗ phủ nhận hoàn toàn đến thừa nhận - dù chỉ là một số những hạt nhân hợp lý - của học thuyết này là cả một bước chuyển rất lớn trong nhận thức. Tuy nhiên, việc áp dụng học thuyết này đã tạo ra những quan điểm khác nhau. Nhiều người cho rằng, trong phân quyền, lập pháp phải do Quốc hội đảm nhiệm và hành pháp phải do Chính phủ đảm nhiệm, theo đúng tinh thần của Hiến pháp. Thậm chí, không ít người cho rằng, cần phải chuyển mọi hoạt động có liên quan đến lập pháp - từ việc soạn thảo đến việc thông qua dự thảo văn bản pháp luật - cho Quốc hội, còn Chính phủ chỉ tập trung vào công tác hành pháp, tức là điều hành đất nước1. Quan niệm này có phần hơi máy móc về nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước. Thực tế, sự phân quyền - theo cách nói của

    Nhà nước tư sản - và phân công, phân nhiệm giữa lập pháp và hành pháp - theo cách nói của Việt Nam chúng ta hiện nay - không hoàn toàn có nghĩa đơn giản như vậy. Mà thực tế, hoạt động của hành pháp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của lập pháp. Thậm chí, Quốc hội lập pháp theo nhu cầu của Chính phủ - hành pháp; giữa Chính phủ - hành pháp và Quốc hội - lập pháp phải có quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ mật thiết này tạo nên tính thống nhất của quyền lực nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...