Tiến Sĩ Kỷ yếu 50 năm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (1956-2006)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    9
    hoa Nông học, tiền thân là khoa Trồng trọt thuộc Học viện Nông Lâm, nay
    là Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội được thành lập vào năm 1956.
    Trải qua 50 năm hoạt động, tập thể các thế hệ giáo viên, cán bộ công nhân
    viên của khoa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
    chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
    Ngay từ khi mới thành lập đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ khoa học đã
    xác định rõ hai nhiệm vụ chính của khoa là i) Đào tạo kỹ sư nông nghiệp có chất lượng
    cao phục vụ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, ii) Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ
    bản và ứng dụng về các lĩnh vực như trồng trọt, bảo vệ thực vật và chọn giống cây
    trồng.
    Theo hai định hướng trên, bên cạnh các thành tích to lớn trong công tác đào tạo,
    khoa Nông học đã trở thành một trong các trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển
    giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trong cả nước. Các kết quả nghiên cứu và
    chuyển giao công nghệ trong 50 năm qua đã có tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực của
    sản xuất nông nghiệp của Việt nam, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt.
    Giai đoạn 1956 - 1975
    Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự nghiệp nghiên
    cứu khoa học nông nghiệp của Việt Nam. Nhiều thầy cô giáo, nhà khoa học thuộc Học
    viện Nông Lâm là những nhà khoa học tiên phong trong công tác nghiên cứu và chuyển
    giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Các kết quả nghiên cứu được chuyển giao
    trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, tạo sự thay đổi lớn về mặt kỹ thuật trồng trọt, thể
    hiện trong các lĩnh vực sau:
    - Nghiên cứu xây dựng nhiều quy trình kỹ thuật tăng năng suất lúa và các loại cây
    trồng khác. Kết quả nghiên cứu đã làm tăng nhanh năng suất các loại cây trồng, thiết
    thực góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.
    - Nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng trong đó thành công lớn nhất là
    chuyển đổi vụ lúa chiêm sang vụ lúa xuân do tập thể các nhà khoa học (Bùi Huy Đáp,
    Đinh Văn Lữ và Nguyễn Văn Luật, 1964). Thử nghiệm sản xuất thành công cà chua
    xuân hè trái vụ tại vùng Đồng bằng sông Hồng (Tạ Thu Cúc, 1968-1970).
    - Nghiên cứu chọn tạo các loại giống cây trồng mới ngắn ngày, nhiều giống cây
    trồng mới đựợc chọn tạo và chuyển giao vào sản xuất như các giống lúa: Nông nghiệp 1
    (NN1), 813 và 828 của Lương Định Của, các giống Đông xuân 1, Đông xuân 2, Đông
    xuân 3, Đông xuân 4 và Đông xuân 5 của Vũ Tuyên Hoàng, các giống VN10 (NN 75-3),
    A4 (NN 75-5) của Trần Như Nguyện.
    Giai đoạn 1976 - 1995
    Tiếp bước truyền thống nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản
    xuất của giai đoạn trước, sau khi đất nước thống nhất, mặc dù còn gặp rất nhiều khó
    K
    10
    khăn, song công tác nghiên cứu khoa học của khoa vẫn được duy trì, hàng loạt các công
    trình nghiên cứu thành công được áp dụng ngay vào sản xuất như:
    - Quy trình phá ngủ khoai tây; Quy trình xử lý lạnh các loại cây rau (hành tỏi), cây
    hoa loa kèn trồng; Sử dụng các chế phẩm tăng năng suất các loại cây lương thực, thực
    phẩm của Bộ môn Sinh lý thực vật.
    - Nhiều giống cây trồng mới được chọn tạo hơn hẳn các giống địa phương, như
    các giống lạc B 5000, Sen lai 75-23, V79, các giống đậu tương M-103, DT-93, giống
    đậu xanh ĐX-04 của Bộ môn Cây công nghiệp. Các giống lúa ĐH60, nếp 44, đậu tương
    V48, cà chua MV1 của Bộ môn Di truyền giống.
    - Tập thể thầy cô giáo Bộ môn Rau quả đã thành công trong nghiên cứu các quy
    trình kỹ thuật, chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả, cây rau như: Áp dụng
    thành công kỹ thuật ghép táo, ghép hồng; nhập nội, chọn lọc và chuyển giao vào sản
    xuất giống bưởi POMELO (bưởi Đại học Nông nghiệp I), giống táo Thiện Phiến
    - Tham gia điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng ở miền Bắc và Tây Nguyên (Bộ
    môn Côn trùng - Bệnh cây).
    - Nghiên cứu xây dựng vùng cách ly địa hình sản xuất khoai tây sạch bệnh và điều
    tra phát hiện bệnh Virus thực vật ở Việt Nam.
    - Kết hợp với các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp xây dựng tiêu chuẩn sắn lát
    khô của Việt Nam.
    Giai đoạn 1996 - 2006
    Đây là giai đoạn các điều kiện nghiên cứu đã được cải thiện hơn, kinh phí Nhà
    nước đầu tư cho nghiên cứu đã được nâng lên đáng kể, thêm vào đó nhiều cán bộ trẻ
    được đào tạo ở nước ngoài trở về trực tiếp tham gia nghiên cứu đã góp phần thúc đẩy
    công tác nghiên cứu khoa học của khoa. Những đóng góp lớn phải kể đến là chọn tạo
    thành công và đưa ra trồng ngoài sản xuất các giống lúa thuần, lúa lai, đậu tương, cà
    chua có năng suất cao, chất lượng tốt; Xây dựng quy trình quản lý tổng hợp các loại sâu
    bệnh hại cây trồng (IPM) góp phần thúc đẩy phong trào bảo vệ cây trồng, hạn chế sử
    dụng các loại thuốc độc hại, bảo vệ môi trường trong sạch và bền vững rộng khắp trong
    cả nước; Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học, các nguyên tố vi lượng cho các
    loại cây trồng nông nghiệp làm tăng năng suất cây trồng; Ứng dụng công nghệ sinh học
    phục vụ sản xuất nông nghiệp (nuôi cấy mô); Thu thập và bảo tồn nguồn gen các loại
    cây trồng nông nghiệp làm tăng đa dạng sinh học.
    Trong thời gian này, nhiều cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong khoa đã chủ trì và
    tham gia 3 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, chủ trì 5 đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp
    bộ và 20 đề tài nghiên cứu cấp bộ, 60 đề tài nghiên cứu cấp trường, 20 đề tài tham gia 11
    hợp tác nghiên cứu với các cơ quan khoa học và các công ty trong nước và 10 đề tài hợp
    tác nghiên cứu với nước ngoài. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao
    như: “Chọn tạo giống lúa lai hai dòng Việt lai 20”, “Chọn tạo giống cà chua lai chịu
    nhiệt HT 7”, “Sản xuất KIT để chẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng”, “IPM trên cây
    khoai lang”, “ICM trên cây khoai tây”
    Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên được triển khai đồng đều và trải rộng
    ở các chuyên ngành, với 112 đề tài được thực hiện, trong đó có 1 công trình đạt giải
    nhất trong Hội nghị khoa học sinh viên khối Nông Lâm năm 2004, 2 công trình đạt giải
    nhì Vifotec, 4 công trình đạt giải khuyến khích Vifotec năm 2005.
    Kết quả đạt được từ những công trình nghiên cứu của khoa là những tiến bộ kỹ
    thuật được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, trong thời gian này có 7 giống cây trồng mới
    và tiến bộ kỹ thuật được Nhà nước công nhận cho áp dụng trên diện rộng (lúa Việt lai
    20, cà chua HT 7, dậu tương DN-42, phân bón lá Pomior, quản lý tổng hợp (IPM) bọ hà
    (Cylas formicarius) trên khoai lang, quản lý tổng hợp (ICM) cây khoai tây ở Đồng bằng
    sông Hồng, bộ KIT chẩn đoán bệnh hại cây trồng). Các tiến bộ kỹ thuật này đã góp
    phần mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước.
    Để tiếp tục phát huy thành tựu nghiên cứu khoa học trong 50 năm và nguồn nhân
    lực mạnh mẽ của khoa, công tác nghiên cứu giai đoạn 2003-2010 và các năm tiếp theo
    Khoa Nông học tập trung vào các hướng chính như: Chọn tạo các giống cây trồng có
    năng suất cao, chất lượng tốt; Áp dụng công nghệ sinh học trong sản suất, chọn tạo giống
    và bảo vệ thực vật; Bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn suy thoái môi trường; Đấu tranh sinh
    học trong bảo vệ thực vật; Thu thập và bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng nông nghiệp.
    Trên cơ sở các định hướng nghiên cứu chung của Khoa, từng bộ môn đã xây dựng
    định hướng nghiên cứu.
    Bộ môn Di truyền - Giống tập trung nghiên cứu chọn giống cây trồng nông nghiệp
    ưu thế lai với các tính trạng đặc biệt.
    Bộ môn Công nghệ sinh học và Phương pháp thí nghiệm đi sâu vào nghiên cứu và
    ứng dụng công nghệ tế bào và chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cây trồng chất lượng
    cao, chống chịu tốt: Cây lúa chất lượng cao, chống chịu bệnh bạc lá, đạo ôn; Cây có múi
    cam chanh không hạt; Cây khoai tây sạch bệnh và cây hoa có tuổi thọ dài, màu sắc mới
    lạ. Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật và áp dụng các biện pháp nâng cao độ chính
    xác cho nghiên cứu nông nghiệp và hệ thống nông nghiệp.
    Bộ môn Sinh lý thực vật tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng
    kết hợp nguyên tố vi lượng trong nông nghiệp; Nhân giống vô tính cây trồng bằng kỹ
    thuật in vitro và in vivo; Kỹ thuật trồng cây không dùng đất (công nghệ trồng thuỷ canh
    là chính).
    12
    Bộ môn Bệnh cây nghiên cứu các bệnh hại hạt giống (lúa, ngô, rau, đậu đỗ, lạc) và
    bệnh hại có nguồn gốc trong đất (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng), tạo các chế phẩm sinh
    học phòng trừ bệnh hại cây trồng; Chẩn đoán nhanh bệnh virút bằng phương pháp
    ELISA, PCR và sản xuất cây sạch bệnh virút.
    Bộ môn Côn trùng tiếp tục nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học trong quản lý
    dịch hại tổng hợp (IPM).
    Bộ môn Cây lương thực tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái và dinh
    dưỡng các loại cây lương thực và chọn tạo giống ngô lai, các biện pháp kỹ thuật canh
    tác các loại cây lương thực và cây lương thực đặc sản (kỹ thuật thâm canh, phòng trừ cỏ
    dại), xây dựng hệ thống luân canh cây lương thực phù hợp cho vùng đồng bằng và trung
    du Bắc Bộ.
    Bộ môn Rau-Hoa-Quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh đối với cây ăn quả như bưởi,
    cam, nhãn, vải, xoài, hồng, dứa; hoa và cây cảnh như hoa hồng, hoa cúc; cây rau như cà
    chua, dưa chuột, xà lách, dưa hấu, cải bắp chịu nhiệt; chọn giống và nhân giống cây ăn
    quả, cây rau và cây hoa, cây cảnh chủ yếu.
    Bộ môn Cây công nghiệp nghiên cứu chọn tạo giống một số cây công nghiệp chính
    theo hướng năng suất cao và chống chịu tốt (đậu tương, lạc, mía) và các biện pháp kỹ
    thuật thâm canh lạc, chè và thuốc lá.
    Bộ môn Thực vật nghiên cứu chọn lọc và nhân giống một số loài cây cảnh (họ Lan,
    họ Cau, họ Hành), nghiên cứu hình thái giải phẫu có liên quan đến tính chống chịu của
    cây trồng.
    Bộ môn Dâu tằm – Ong mật nghiên cứu biện pháp nâng cao năng suất dâu tằm tơ
    kén vụ hè ở Đồng bằng sông Hồng.
    Trong suốt 50 năm qua, nhờ sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ giảng dạy,
    nghiên cứu và cán bộ công nhân viên trong Khoa, công tác nghiên cứu khoa học và
    chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật đã góp
    phần nâng cao vị thế của Khoa Nông học nói riêng và Trường Đại học Nông nghiệp I
    nói chung. Trong giai đoạn tới, công tác nghiên cứu khoa học của Khoa tiếp tục được
    triển khai theo tinh thần phát huy nội lực, tranh thủ sự hợp tác quốc tế và hội nhập,
    bên cạnh việc tập trung xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm với các trang thiết
    bị hiện đại, Khoa sẽ tổ chức để toàn thể cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu và
    chuyển giao tiến bộ vào sản xuất và tạo điều kiện tốt hơn nữa để sinh viên tham gia
    nghiên cứu khoa học.
    Kế thừa các thành tựu nghiên cứu khoa học đã đạt được trong 50 năm qua, cùng
    với sự cố gắng của tập thể cán bộ và sinh viên Khoa Nông học, các kết quả nghiên cứu
    sẽ ngày một nhiều về số lượng và chất lượng, đạt trình độ công nghệ cao, góp phần xây
    dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại.
     
Đang tải...