Luận Văn Kỳ vọng lạm phát và chính sách tiền tệ ở Ấn Độ

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mục tiêu nghiên cứu
    Bài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu chính sau:
    Ø Xem xét những yếu tố đo lường lạm phát trong tương lai
    Ø Trên cơ sở đó, xác định yếu tố quyết định của kỳ vọng lạm phát, từ đó đề ra một chính sách tiền tệ hợp lý để vận hành nền kinh tế tốt hơn.
    2. Các công trình nghiên cứu trước đây
    Có thể nói cuộc tranh luận về đường cong Phillips Keynes tạo ra sự kết nối giữa các kỳ vọng lạm phát và chính sách tiền tệ.
    Ø Phillips Alban W. (1958), "The relationship between unemployment and the rate of change of money wages in the UK 1861-1957," Economica. Nhiều năm sau khi hình thành các đặc điểm kỹ thuật ban đầu của đường cong Phillips, mô hình chi phối là kỳ vọng thích nghi. Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP). Đường này được đặt theo tên Alban William Phillips, người mà vào năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nước Anh từ năm 1861 đến năm 1957 và phát hiện ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa.

    Mô hình đường cong Phillip của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp
    [​IMG]
    Kinh tế Mỹ thập niên 1960 có hiện tượng tỷ lệ lạm phát khá cao mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cũng cao. Để giải thích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Phillips và dựng nên đường cong Phillips dốc xuống phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức tỷ lệ thất nghiệp và trục tung là các mức tỷ lệ lạm phát. Trên đường này là các kết hợp giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Dọc theo đường cong Phillips, hễ tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại.
    Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao đương nhiên gây ra lạm phát. Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp.
    Lúc này vấn đề kỳ vọng lạm phát được đặt ra : Có 02 lý thuyết về kỳ vọng lạm phát: Kỳ vọng thích nghi (adaptive expectation) và kỳ vọng hợp lý (Rational expectation) .
    · Kỳ vọng thích nghi : kỳ vọng được hình thành dựa vào lạm phát quá khứ (lý thuyết quán tính)
    · Kỳ vọng hợp lý lúc đầu được đưa ra bởi John Muth, sau đó được phổ biến bởi Robert Emerson Lucas. Kỳ vọng hợp lý ( Rational expectation) : các kỳ vọng được dự báo một cách tốt nhất căn cứ vào tất cả các thông tin sẵn có bao gồm các thông tin về chính sách. Nếu chính sách cắt giảm lạm phát được tin cậy, các kỳ vọng lạm phát có thể đều chỉnh nhanh
    John Fraser Muth (27 /09/ 1930 – 23/10/ 2005) là một nhà kinh tế người Mỹ. Ông được biết đến như "cha đẻ của cuộc cách mạng kỳ vọng hợp lý trong kinh tế", " Rational Expectations and the Theory of Price Movements " từ năm 1961. Ông sử dụng thuật ngữ để mô tả nhiều
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...