Chuyên Đề Kỳ vọng lạm phát - ứng dụng khảo sát và khuyến nghị kiểm soát kỳ vọng dài hạn ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . .iv
    DANH MỤC HÌNH . .v i
    DANH MỤC PHỤ LỤC . vii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . . 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 1
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 2
    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 2
    5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH . 3
    6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI . . 4
    1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI . 5
    2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KỲ VỌNG LẠM PHÁT VÀ CHÍNH
    SÁCH TIỀN TỆ . 9
    2.1. Cơ chế tác động của kỳ vọng lạm phát lên giá cả . . 9
    2.1.1. Hành vi thiết lập giá cả - tiền lương và quyết định đầu tư - tiêu dùng - tiết
    kiệm dưới tác động của kỳ vọng . . 9
    2.1.2. Kỳ vọng lạm phát trong kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ . . 10
    2.2. Vai trò của kỳ vọng lạm phát trong mô hình hóa chính sách . 12
    2.2.1. Khuôn khổ đường cong Keynes Phillips Mới . . 12
    2.2.2. Lý thuyết cơ chế hình thành kỳ vọng và hàm ý cho chính sách tiền tệ . 17
    2.3. Nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát - Phương pháp đo lường . 22




    ii
    2.3.1. Nhân tố tác động . . 22
    2.3.2. Phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát . . 25
    2.3.2.1. Đo lường trên cơ sở khảo sát . . 25
    2.3.2.2. Đo lường trên cơ sở thị trường tài chính . . 27
    2.4. Kinh nghiệm neo giữ kỳ vọng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ . . 28
    3. KIỂM ĐỊNH TẦM QUAN TRỌNG VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP
    ĐO LƯỜNG KỲ VỌNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM . . 34
    3.1. Kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam . 34
    3.1.1. Thực trạng lạm phát Việt Nam từ đầu những năm 1980 đến nay . . 34
    3.1.2. Kiểm định tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát . . 36
    3.2. Xây dựng phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam . 41
    3.2.1. Lựa chọn phương pháp đo lường kỳ vọng lạm phát . 41
    3.2.2. Ứng dụng đo lường kỳ vọng lạm phát Việt Nam thông qua khảo sát hộ gia
    đình 41
    3.2.2.1. Mục tiêu khảo sát . . 42
    3.2.2.2. Đối tượng khảo sát . . 42
    3.2.2.3. Kỳ hạn khảo sát . . 43
    3.2.2.4. Một số đặc trưng của bảng khảo sát . . 44
    4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KỲ VỌNG LẠM PHÁT - ĐÁNH GIÁ THỰC
    TRẠNG VÀ THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH . . 47
    4.1. Phân tích kết quả và kiểm định các nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm
    phát Việt Nam . . 47
    4.1.1. Kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2012 và mức độ tín nhiệm đối với NHNN . 47




    iii
    4.1.2. Kiểm định các nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam . . 51
    4.1.2.1. Nhân tố nhân khẩu học . . 51
    4.1.2.2. Truyền thông - thông tin . 54
    4.1.2.3. Sự thay đổi giá cả hàng hóa, dịch vụ . . 57
    4.2. Những hạn chế trong nghiên cứu - khảo sát . 60
    4.3. Khuyến nghị chính sách neo giữ kỳ vọng lạm phát Việt Nam trong dài
    hạn 61
    4.3.1. Xây dựng và duy trì kế hoạch đo lường kỳ vọng liên tục trong thời gian dài
    62
    4.3.1.1. Mục tiêu khảo sát . . 62
    4.3.1.2. Đối tượng khảo sát . . 64
    4.3.1.3. Kỳ hạn, khoảng cách giữa các đợt khảo sát . . 65
    4.3.2. Thực hiện neo giữ kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam . . 66
    4.3.2.1. Giải pháp neo kỳ vọng ngắn hạn: tăng cường giao tiếp của NHNN Việt Nam
    (Central Bank Communications) . . 67
    4.3.2.2. Neo giữ kỳ vọng dài hạn: Giảm tính không đồng nhất; Nâng cao uy tín của
    CSTT và NHNN Việt Nam . . 70
    5. KẾT BÀI . . 75
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . a
    PHỤ LỤC . . f


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Tiếp nối nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện vào năm 2011, bài nghiên cứu xuất phát
    từ thực trạng lạm phát cao và biến động mạnh ở Việt Nam trong những năm gần đây.
    Các giải pháp đưa ra hầu hết tập trung vào việc thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, CSTT thắt
    chặt chỉ có thể là một giải pháp trong ngắn hạn đồng thời có chi phí cơ hội lớn - đánh
    đổi bằng tăng trưởng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế vừa “chập chững” thoát khỏi
    những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong nghiên cứu
    này, chúng tôi xem xét vai trò của kỳ vọng lạm phát trên cơ sở tầm quan trọng của
    nhân tố kỳ vọng như một góc nhìn mới về vấn đề lạm phát trên cơ sở vai trò của nó đã
    bước đầu được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và được chấp nhận rộng
    rãi trong thực thi CSTT của các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, nghiên cứu về kỳ vọng
    lạm phát cũng là cấp thiết khi đây là nền tảng để nghiên cứu các lý thuyết mới của
    trường phái Keynes Mới.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mở rộng đề tài mà chúng tôi đã thực hiện vào năm 2011, nghiên cứu này chúng tôi tiếp
    tục khẳng định về tầm quan trọng của kỳ vọng trong lý thuyết và thực nghiệm. Từ đó,
    chúng tôi tiếp tục cải tiến phương pháp đo lường bằng cách khảo sát thực tế kỳ vọng
    của người dân, bảng khảo sát được xây dựng dựa trên bảng mẫu của đại học Michigan
    (Mỹ), và có một vài thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của Việt Nam để có thêm dữ
    liệu đưa ra các nhận định về thực trạng lạm phát Việt Nam. Cuối cùng, các khuyến
    nghị về mặt chính sách cũng được đưa ra một cách chi tiết trên cơ sở dữ liệu đo lường
    được từ chương trình khảo sát. Các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là:
     Kỳ vọng lạm phát đóng vai trò như thế nào đối với hiệu quả của chính sách
    tiền tệ và mục tiêu ổn định giá cả.
     Kỳ vọng lạm phát được mô hình hóa như thế nào? Đặc biệt, lý thuyết về hình
    thành kỳ vọng lạm phát là phù hợp và đang phổ biến rộng rãi?
     Cách thức đo lường kỳ vọng lạm phát trong thực tiễn?
     Kinh nghiệm và thành tựu neo giữ kỳ vọng lạm phát ở các quốc gia trên thế
    giới ra sao?
     Thực trạng kỳ vọng lạm phát của người dân Việt Nam hiện nay như thế nào?
    Cách thức đo lường kỳ vọng lạm phát nào sẽ phù hợp với thực trạng ở Việt
    Nam?
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    ài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, thống kê, so sánh, phân tích
    và tổng hợp nhằm làm r những vấn đề cần nghiên cứu. Thay vì thực hiện chạy định
    lượng để xem xét tác động của các nhân tố đến lạm phát, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp
    một số nghiên cứu định lượng về nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam. Nhóm tập trung
    xây dựng và khảo sát kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam cũng như các nhân tố tác động đến
    kỳ vọng lạm phát của người dân. Kết quả khảo sát được thống kê và sử dụng trong các
    phân tích của nhóm.
    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Nội dung nghiên cứu của chúng tôi được triển khai như sau:
    Đầu tiên, chúng tôi tiếp tục khẳng định vai trò của kỳ vọng thông qua phân tích cơ chế
    tác động của kỳ vọng đến lạm phát dựa trên lập luận và mô hình hóa trong các lý
    thuyết kinh tế. Trong đó, lý thuyết về cơ chế hình thành kỳ vọng là trung tâm, thể hiện
    nguyên nhân biến động của kỳ vọng riêng biệt và cơ chế phản ứng khác nhau của
    NHTW1. Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu các phương pháp đo lường và nhân tố tác
    động đến kỳ vọng lạm phát nhằm tạo nền tảng cho phân tích thực trạng lạm phát kỳ
    vọng ở Việt Nam. Đồng thời, điểm qua thành tựu của một số quốc gia và vùng lãnh thổ
    trong việc neo giữ kỳ vọng lạm phát như một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    Thứ hai, chúng tôi tiến hành kiểm định lại vai trò của kỳ vọng lạm phát bằng mô hình
    VECM. Kết quả kiểm định phù hợp với các nghiên cứu về Việt Nam của các tác giả
    trước đó. Trên cơ sở kết quả kiểm định, chúng tôi lựa chọn và xây dựng phương pháp
    đo lường kỳ vọng lạm phát Việt Nam. So với 2011, chúng tôi vẫn sử dụng phương
    pháp khảo sát trên 700 hộ gia đình tại TP.HCM.
    Thứ ba, bằng các so sánh, kiểm định và phân tích khoa học, chúng tôi tìm ra các kết
    quả thú vị về độ lệch, nhân tố tác động đến kỳ vọng lạm phát và niềm tin của công
    chúng vào NHNN. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách, tập
    trung vào xây dựng phương pháp đo lường dài hạn và các chương trình nhằm gia tăng
    niềm tin đối với NHNN Việt Nam.
    5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH
    Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống được một số nghiên cứu về kỳ vọng lạm phát, chỉ ra
    được tầm quan trọng của kỳ vọng lạm phát trong việc thực hiện các chính sách ổn định
    nền kinh tế vĩ mô. Từ đó, bước đầu xây dựng nền tảng lý thuyết cho lạm phát kỳ vọng
    ở Việt Nam. Đặc biệt, hiểu biết lại là cơ sở quan trọng để nắm bắt các lý thuyết vĩ mô
    hiện đại.
    Về mặt thực tiễn, đề tài này cơ bản xây dựng một phương pháp đo lường kỳ vọng lạm
    phát phù hợp với thực tế Việt Nam. Từ đó góp phần giúp cho các nhà điều hành chính
    1 Nghiên cứu các lý thuyết hình thành kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nhân tố kỳ vọng
    vào mô hình nền kinh tế tổng thể nói chung và đường cung NKPC nói riêng. Tuy nhiên, đó là một vấn
    đề chi tiết và phức tạp mà chúng tôi chưa thể đề cập trong nghiên cứu này.
    sách vĩ mô trong công tác dự báo cũng như thiết lập và thực hiện các chính sách. Cuối
    cùng do những hạn chế của đề tài mà chúng tôi cũng đề xuất sự cần thiết trong việc
    nghiên cứu sâu hơn về lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam.
    6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
    Do nghiên cứu của chúng tôi còn tập trung vào các vấn đề nền tảng nên đề tài còn rất
    nhiều hướng phát triển. Trong đó, hai hướng phát triển quan trọng nhất là: (i) tiếp tục
    phát triển chương trình đo lường kỳ vọng lạm phát nhằm theo dõi diễn biến của nhân tố
    này nhằm đưa ra các chỉ báo để neo giữ kỳ vọng dài hạn; (ii) nghiên cứu các mô hình
    phân tích và dự báo lạm phát có liên quan tới nhân tố kỳ vọng lạm phát, đặc biệt là mô
    hình Vector tự hồi quy (VAR) và Vector tự hồi quy cấu trúc (SVAR).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...